11/01/2012 14:00 GMT+7

Lê Văn Luyện sinh ngày 18-10-1993?

THÂN HOÀNG
THÂN HOÀNG

TTO - Chiều 11-1, trước giờ tòa tuyên án Lê Văn Luyện và các bị cáo vụ cướp tiệm vàng tại Phố Sàn, Phương Sơn, Lục Nam, Bắc Giang, gia đình nạn nhân rất bức xúc với mức án Viện KSND tỉnh đề nghị.

Mở đầu phiên tòa buổi chiều, hội đồng xét xử xét hỏi gia đình nạn nhân và các nhân chứng. Hầu hết các thành viên gia đình nạn nhân cho rằng bản cáo trạng và biên bản khám nghiệm hiện trường của cơ quan điều tra còn thiếu nhiều chi tiết.

zpW44Etz.jpgPhóng to
Lê Văn Luyện trong vòng bảo vệ của lực lượng an ninh tại phiên tòa

Nhân chứng: cáo trạng còn thiếu chi tiết

Đa số các nhân chứng cho rằng lời khai của bé Bích trong hồ sơ của cơ quan điều tra còn chưa đầy đủ.

Chị Trịnh Thị Hoa (chị gái của nạn nhân Trịnh Thành Ngọc) ở Phố Sàn, Phương Sơn, Lục Nam, Bắc Giang khai trước hội đồng xét xử: “Khi đưa bé Bích đến bệnh viện, chúng tôi hỏi thì bé Bích nói là có hai thanh niên bắt bố mẹ cháu úp mặt vào tường. Trên tường vẫn còn in dấu máu bốn bàn tay của các em tôi".

Do yêu cầu của gia đình nên trong phiên xét xử tòa đã không triệu tập bé Trịnh Ngọc Bích - nạn nhân duy nhất còn sống sót trong vụ án.

Có mấy kẻ gây án?

Theo lời khai lần đầu của bé Bích vào ngày 25-8-2011 tại Bệnh viện Việt Đức: “Ngoài chú cao to còn có một chú người nhỏ đầu trọc đằng sau tóc có đuôi, khi đó mặc áo sáng cộc tay và đi chân đất. Lúc đó trời tối, cháu cũng không nhìn rõ mặt”.

Chị Trịnh Thị Hoa (chị gái của nạn nhân Trịnh Thành Ngọc): “Khi đưa bé Bích đến bệnh viện, chúng tôi hỏi thì bé Bích nói là có hai thanh niên bắt bố mẹ cháu úp mặt vào tường. Trên tường vẫn còn in dấu máu bốn bàn tay của các em tôi".

Tại phiên tòa, thẩm phán Thân Quốc Hùng, chủ tọa phiên tòa, công bố tóm tắt lời khai của bé Bích với cơ quan điều tra.

Theo lời khai của bé Bích ngày 25-8-2011 tại Bệnh viện Việt Đức: “Ngoài chú cao to còn có một chú người nhỏ đầu trọc, đằng sau tóc có đuôi, khi đó mặc áo sáng cộc tay và đi chân đất. Lúc đó trời tối, cháu cũng không nhìn rõ mặt”.

Lời khai lần thứ hai ngày 31-8-2011 của bé Bích cũng tại Bệnh viện Việt Đức: "Cháu thấy chính xác một chú cao to đi vào giật điện thoại và chém cháu. Lúc đó cháu có cảm giác một chú đứng ở bên ngoài nhưng không biết có chính xác không. Trong phòng không có điện, sáng mờ mờ nên cháu không nhìn rõ mặt". Khi cơ quan điều tra hỏi: "Bích có thấy chú cao to nói chuyện với ai không?", Bích cho biết là không thấy gọi điện và cũng không thấy nói chuyện với ai khác.

Sau phần xét hỏi, ông Nguyễn Ngọc Cường, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang giữ quyền công tố tại tòa, đề nghị được tiếp tục xét hỏi bị cáo Lê Văn Luyện.

Ông Cường: Có ai xúi giục bị cáo không?

Luyện: Không, một mình bị cáo.

Ông Cường: Khi gây án xong có kể cho ai biết ngoài bố, bác Hợp và cô chú ở trên Lạng Sơn không.

Luyện: Không.

Đại diện Viện kiểm sát tiếp tục xét hỏi các bị cáo còn lại. Phiên tòa tiếp tục phần xét hỏi của các luật sư hai bên đối với Lê Văn Luyện và các bị cáo còn lại.

Đại diện luật sư gia đình bị hại hỏi bị cáo Lê Văn Luyện: Mục đích gây án là giết người cướp của phải không?

Luyện: Giết người cướp của.

Luật sư: Ngoài ra còn động cơ gì không?

Luyện: Dạ, giết hết rồi.

Trong phần xét hỏi của luật sư, có một số câu hỏi Lê Văn Luyện im lặng không trả lời hoặc trả lời "không nhớ" hoặc "bị cáo đã khai tại cơ quan điều tra rồi".

Luật sư: Cơ quan điều tra có giải thích tại thời điểm bị cáo gây án còn trong thời điểm bị cáo vị thành niên không?

Luyện: Có.

Luật sư: Nay bị cáo đã đủ 18 tuổi, trong suy nghĩ bị cáo thấy thế nào? Bị cáo có đủ bản lĩnh đề xuất hội đồng xét xử cho được nói lên lời trong sâu thẳm với gia đình bị hại không?

Luyện: Không.

Luật sư: Khi gây án, tại sao bị cáo lại nỡ giết nốt hai em nhỏ, nhằm mục đích gì?

Luyện: Sợ các cháu kêu lên sẽ bị lộ.

Viện kiểm sát đề nghị Luyện 18 năm tù vì vị thành niên

Cuối giờ làm việc buổi sáng, đại diện Viện KSND tỉnh Bắc Giang đã đọc bản luận tội đối với Lê Văn Luyện và các bị cáo trong vụ án.

Trong bản luận tội, Viện KSND tỉnh Bắc Giang nhận định: Lê Văn Luyện đã giết người, giết trẻ em, thực hiện hành vi một cách man rợ. Từ các phân tích chứng cứ, Viện KSND tỉnh Bắc Giang khẳng định có đủ căn cứ để truy tố đối với Lê Văn Luyện ba tội danh: giết người, cướp của và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hoàn toàn có căn cứ và đúng pháp luật.

Tại phiên tòa, kiểm sát viên Nguyễn Ngọc Cường giữ nguyên quan điểm của VKS về hành vi của các bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng và gây tổn thất vô cùng lớn cho gia đình nạn nhân, nên phải bị xử lý với hình thức cao nhất theo pháp luật. Hành vi phạm tội của các bị cáo cần được xử lý nghiêm để đấu tranh và giáo dục với loại tội phạm này về sau.

Xem xét các tình tiết giảm nhẹ, VKS nhận định Lê Văn Luyện đã khai báo thành khẩn và nhận tội tại cơ quan điều tra.

Về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, Lê Văn Luyện được hưởng tình tiết giảm nhẹ vì mẹ bị cáo đã chuộc lại xe máy. Các bị cáo còn lại không có tình tiết tăng nặng và có tình tiết giảm nhẹ là khai báo thành khẩn.

VKS cũng nhận định mức phạm tội của Lê Văn Luyện trong vụ án này bị xử không quá 18 năm tù theo quy định của pháp luật trong bản luận tội cho thời điểm gây án Lê Văn Luyện chưa đủ 18 tuổi.

VKS đề nghị xử bị cáo Lê Văn Luyện 18 năm tù về tội giết người, 18 năm tù về tội cướp tài sản, 6-9 tháng tù về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tổng hợp hình phạt chung bị cáo Luyện phải chịu là 18 năm tù do khi gây án bị cáo chưa đủ 18 tuổi.

Bị cáo Lê Văn Miên bị đề nghị 42-48 tháng tù, bị cáo Trương Văn Hợp 24-30 tháng tù, bị cáo Lê Thị Định 18-24 tháng tù, bị cáo Lê Văn Nghị 15-16 tháng tù và cho hưởng án treo, bị cáo Dương Thị Lược 9-12 tháng tù cho hưởng án treo, bị cáo Trương Thanh Hồng 42-48 tháng tù.

Luật sư: bên đồng tình cáo trạng, bên không

Trong phần tranh tụng, đại diện luật sư được chỉ định bào chữa cho Luyện, luật sư Phạm Xuân Anh nói: Không có lời nào bào chữa thêm cho Luyện, quá đau xót trước nỗi đau của gia đình nạn nhân và bất bình trước hành vi gây án dã man của Lê Văn Luyện.

Bào chữa cho Lê Văn Luyện, luật sư Nguyễn Bá Ngọc nhận định: Lời khai của Luyện hợp với lời khai của các bị cáo. Luật sư đồng tình với bản luận tội của VKS dẫn ra các trường hợp nhiều bị cáo giết người khi thiếu một ngày hoặc một giờ mới đủ 18 tuổi nên không phải bị xử tử hình hay chung thân.

Luật sư Ngọc cho rằng sau vụ án này, công tác giáo dục phải xem lại. Sự phối hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội - ba môi trường hình thành nhân cách con người - chưa được tốt. Người chưa đủ tuổi thành niên chưa phát triển đầy đủ thể chất tâm sinh lý, kiểm soát hành vi, do đó trách nhiệm rất lớn sau vụ án này thuộc về gia đình.

Qua vụ án, pháp luật cũng cần phải cụ thể hơn đối với các loại tội phạm cho phù hợp với thực tế phát triển của xã hội.

Đại diện cho luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình bị hại chỉ đồng tình với một phần bản c

LS gia đình bị hại: Khi tiến hành thực nghiệm điều tra, cơ quan điều tra không cho luật sư biết và không có sự chứng kiến của nhiều nhân chứng.

áo trạng của VKS và cho rằng bản cáo trạng này có dấu hiệu để lọt hành vi phạm tội.

Theo luật sư Phạm Huỳnh: "Kiểm sát viên trong vụ án này đã thiếu trách nhiệm”.

Theo ông Huỳnh, nguyên tắc của việc thực nghiệm điều tra cần có bị can, bị cáo, thậm chí là sự có mặt của luật sư hai bên. Nhưng khi tiến hành thực nghiệm điều tra, cơ quan điều tra không cho luật sư biết và không có sự chứng kiến của nhiều nhân chứng.

Về việc truy tố bị cáo Lê Văn Miên, luật sư Huỳnh cho rằng VKS chỉ truy tố hành vi che giấu tội phạm nhưng không làm rõ che giấu tội phạm giết người hay tội cướp của. Đây là sơ suất của VKS, mong hội đồng xét xử phân tích. Luật sư Huỳnh cũng cho rằng bị cáo Miên đã có hành vi cất giấu vàng nên phải chịu truy tố tội về hành vi tiếp tay cất giấu tài sản do người khác phạm tội mà có.

Luật sư Trần Chí Thanh, đại diện luật sư gia đình bị hại, cho rằng bản cáo trạng của VKS còn nhiều thiếu sót.

Luật sư Thanh tố: khi tiếp xúc với hồ sơ vụ án, VKS luôn cáo bận và còn ra cáo trạng trước ngày xảy ra án 29-7-2011. Luật sư Thanh cũng cho rằng trong lời khai với cơ quan điều tra có chi tiết: sau khi đột nhập vào nhà, Luyện đã ngắt cầu dao, nhưng sau đó lại bật lên và nghe thấy tiếng hú còi, rồi lại tắt đi. Theo luật sư Thanh, đây là cơ sở để cơ quan điều tra theo hướng Luyện có đồng phạm.

Trong phần tranh tụng, đại diện hợp pháp cho gia đình bị hại có mặt tại phiên tòa trình bày quan điểm: trong túi đựng vàng nhận lại từ cơ quan điều tra có niêm phong là 199 chiếc nhẫn, nhưng khi mở ra lại là 223 chiếc nhẫn. Ông Hậu cũng đề nghị cơ quan điều tra cho thực nghiệm điều tra lại tại hiện trường xảy ra vụ án, để Lê Văn Luyện diễn lại trực tiếp hành vi của mình để thu được kết quả chính xác và khách quan hơn.

Đáp lại ý kiến của luật sư Thanh, đại diện VKS giữ quyền công tố tại tòa thừa nhận trong thông báo văn bản cho luật sư có sơ suất sai ngày do lỗi đánh máy. Thực tế thì cáo trạng ra ngày 29-11-2011.

Về việc luật sư cho rằng việc thực nghiệm điều tra không mời luật sư, không để Luyện diễn lại hành vi mà mời người đóng thế, đại diện VKS đưa ra quan điểm theo Bộ luật hình sự, về nguyên tắc không cần dựng lại hiện trường, không cần phải có mặt người bị hại và bị cáo, cũng không phải diễn lại trực tiếp hành vi. Và biên bản thực nghiệm điều tra là có căn cứ.

Kiểm sát viên cho rằng lời nhận tội của Lê Văn Luyện là có căn cứ, phù hợp với kết quả điều tra và các chứng cứ khoa học mà cơ quan điều tra thu thập được, VKS không có vi phạm gì để phải trả lại hồ sơ và điều tra lại, đã đủ căn cứ để đề nghị hội đồng xét xử tuyên phạt với các bị cáo.

Phiên xét xử thường xuyên bị gián đoạn vì người nhà của gia đình nạn nhân liên tục phản đối mức án đề nghị của VKS.

Lúc này là 12g40, phiên tòa vẫn đang tiếp tục.

Lê Văn Luyện sinh ngày 18-10-1993?

Đại diện gia đình nạn nhân, ông Trịnh Văn Tín - cha nạn nhân Trịnh Thành Ngọc - đặt vấn đề: Tiệm vàng bị cướp tại sao không thu lại được tiền mặt và đôla? Đồng thời trên thi thể nạn nhân Đinh Thị Chín có vết thương hình móng ngựa rất sâu 2,5x4,5cm sao cơ quan điều tra không tìm được hung khí phù hợp với vết thương này?

Đại diện gia đình nạn nhân cũng hỏi VKS dựa vào đâu để xác định ngày sinh của Luyện là ngày 18-10-1993 chứ không phải ngày 17-3-1993?

Đáp lại, VKS công bố kết luận giám định vết thương hình móng ngựa trên ngực nạn nhân Chín có thể do vật sắc và dao nhọn gây ra, hung khí dao nhọn và dao phớ mà cơ quan điều tra thu được có thể gây nên vết thương này. Căn cứ để xác định ngày sinh của Luyện là giấy khai sinh bản gốc, bản sao, bằng tốt nghiệp THPT và lời khai bố mẹ Luyện.

Tại tòa, trước giờ nghị án, Lê Văn Luyện đã nói lời xin lỗi đến gia đình nạn nhân vì đã gây nên nỗi đau lớn này. Luyện cũng xin lỗi người thân, mong HĐXX giảm án cho người thân đã vì Luyện mà liên lụy.

13g05 tòa kết thúc phần tranh tụng, bước vào phần nghị án. Dự kiến chiều nay tòa sẽ tuyên án các bị cáo.

0QZz6yd6.jpgPhóng to
Người nhà nạn nhân trình bày quan điểm tại tòa
4xOxqzIo.jpgPhóng to
Đại diện luật sư bảo vệ quyền và lợi ích của gia đình bị hại cho rằng cáo trạng của VKS còn nhiều thiếu sót
VNbBEb8x.jpgPhóng to
Người thân nạn nhân vấn khăn tang trắng và cầm di ảnh của gia đình chủ tiệm vàng Ngọc Bích đến dự phiên tòa
7cmvcFU3.jpgPhóng to
Lê Văn Luyện và các bị cáo trước giờ nghị án
THÂN HOÀNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên