Theo đó, tại phiên xem xét ngày 4-3-2011, Tòa dân sự Paris đã bác đơn của bên nguyên đơn (ông Maurizio Liberati).
Đây là vụ kiện do ông Liberati kiện Công ty Falcomar (một đối tác của VNA từ năm 1992) làm nguyên đơn. Tháng 11-1994, VNA nhận được giấy triệu tập của Tòa sơ thẩm Roma về việc ông Maurizio Liberati yêu cầu tòa án buộc Công ty Falcomar và VNA (hai bị đơn) phải bồi thường cho ông ít nhất 537.910.000 lia Ý là tiền công cho các công việc ông Liberati đã thực hiện cho Falcomar và VNA.
Phiên tòa được mở vào ngày 30-11-1995 nhưng VNA không có mặt do VNA cho rằng không thuê hoặc yêu cầu ông Liberati làm bất cứ công việc gì, giữa hai bên cũng không có bất cứ thỏa thuận, hợp đồng hoặc văn bản ủy quyền nào.
Tháng 5-2002, VNA nhận được bản dịch thư đòi tiền của ông Liberati kèm theo một trang copy bản án do tòa sơ thẩm Roma ban hành ngày 7-3-2000 yêu cầu VNA trả số tiền 4.370.584 euro trong vòng 30 ngày để thi hành bản án của tòa.
Đến lúc đó, VNA mới biết có bản án này (do VNA không tham gia phiên tòa nên không biết). Đến năm 2004, VNA nhận được thông báo của Ủy ban Đòi nợ và tịch biên Pháp thông báo phong tỏa số tiền hơn 1,33 triệu euro tại Ngân hàng BSP để thi hành bản án kèm xác nhận số tiền phải trả là 5,185 triệu euro. Bắt đầu từ lúc này, VNA đã tiến hành một loạt thủ tục thuê luật sư và gửi đơn kháng án lên tòa phúc thẩm Roma.
------------------------------------
*Tin bài liên quan:
Vì sao Cục Hàng không phản đối VN Airlines?Bài học về “thiếu hiểu biết”Những chiếc máy bay dị thườngVN Airlines đang tiếp tục kháng ánVietnam Airlines vẫn còn hi vọng?Chính phủ phải trả lời Quốc hội về VN AirlinesVụ VN Airlines thua kiện: Có thể thay đổi bản án đã 10 năm?Có thêm chứng cứ trước phiên tranh tụng cuối cùngTòa án Roma bác đơn của Vietnam Airlines
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận