Phóng to |
* Hiện vào buổi tối xuất hiện xe tải chở chất thải bùn làm rơi rớt gây mất vệ sinh và ảnh hưởng đến an toàn giao thông trên nhiều tuyến đường, lỗi này có bị xử phạt?
- Nếu phát hiện, CSGT sẽ lập biên bản và xử phạt nặng. Các xe tải chở bùn thường đi vào ban đêm, sáng ra lực lượng chức năng sẽ lần theo vết bùn đến tận công trình yêu cầu khắc phục hậu quả và xử phạt. CSGT sẽ phối hợp với thanh tra giao thông xử phạt các trường hợp này và yêu cầu khôi phục hiện trạng. Nếu người dân phát hiện xe chở bùn làm rơi vãi trên đường có thể ghi biển số xe, tuyến đường gọi điện cho đường dây nóng 0838387521 để báo cho CSGT trên đường hoặc đơn vị CSGT gần nhất lập biên bản xử phạt tại chỗ.
Với trường hợp ôtô lôi kéo đất cát hoặc chất phế thải khác từ công trình ra đường bộ gây mất an toàn giao thông và vệ sinh môi trường; chở hàng rời, vật liệu xây dựng dễ rơi vãi mà không có mui bạt che đậy hoặc có mui bạt che đậy nhưng vẫn để rơi vãi; chở hàng hoặc chất thải để nước chảy xuống mặt đường gây mất an toàn giao thông và vệ sinh môi trường... nghị định 34 quy định phạt tiền từ 1-3 triệu đồng cho lỗi này.
Phóng to |
Ông Võ Văn Vân |
- Luật giao thông đường bộ quy định các phương tiện khi chuyển hướng phải giảm tốc độ và báo hiệu có chuyển hướng. Tuy nhiên trong tham gia lưu thông, người điều khiển phương tiện thường mắc lỗi này khá nhiều khiến nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông cao. Nhiều trường hợp người điều khiển dừng xe nhưng không báo hiệu đèn hoặc xin chuyển hướng không giơ tay xin đường hoặc báo hiệu bằng đèn xinhan rất nguy hiểm.
Theo khu vực thí điểm nội thành của nghị định 34, lỗi này sẽ bị phạt từ 100.000-200.000 đồng đối với xe gắn máy. Đối với ôtô, mức phạt từ 600.000-800.000 nếu người điều khiển xe vi phạm chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo rẽ. Thậm chí nếu gây tai nạn giao thông nhưng chưa đến mức quan trọng sẽ bị tước giấy phép lái xe có thời hạn...
* Thời gian qua, nhiều người rất bức xúc vì tình trạng xe dừng đậu dưới lòng đường gây ùn tắc giao thông. Thậm chí, nhiều trường hợp va quẹt giao thông, người điều khiển dừng xe ở lòng đường để cự cãi gây ùn tắc giao thông. Các trường hợp này bị xử lý ra sao?
- Đây là một trong những hành vi thuộc nhóm đối tượng dễ gây ùn tắc giao thông được lực lượng CSGT tập trung xử phạt. Theo nghị định 34, khu vực thí điểm nội thành, đối với người điều khiển ôtô dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định (tại những nơi có biển báo cấm) gây ùn tắc giao thông sẽ bị phạt tiền từ 1,4- 2 triệu đồng.
Hành vi dừng xe, đỗ xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25m; dừng xe trên đường dành riêng cho xe buýt, dừng xe trên phần đường dành cho người đi bộ... sẽ bị phạt từ 600.000-1 triệu đồng. Đối với người đi xe gắn máy dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông sẽ bị phạt từ 100.000-200.000 đồng.
Phóng toTrung tá Nguyễn Thanh Việt - Ảnh: Sơn BìnhMạnh tay hơn với đua xe
Trao đổi với Tuổi Trẻ về những điểm mới giúp hạn chế đua xe của nghị định 34, trung tá NGUYỄN THANH VIỆT - phó đội trưởng đội tuần tra dẫn đoàn Phòng CSGT đường bộ Công an TP.HCM - cho biết:
- Nghị định đã tăng mức xử phạt đua xe trái phép như phạt tiền từ 200.000-400.000 đồng đối với hành vi vi phạm “điều khiển xe thành đoàn gây cản trở giao thông”.
Hay phạt tiền 5-7 triệu đồng đối với người điều khiển xe vi phạm một trong các hành vi sau đây: a) Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; b) Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị; c) Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh.
Hoặc phạt tiền từ 10-14 triệu đồng với hành vi a, b, c nói trên mà không chấp hành lệnh dừng xe của người thi hành công vụ hoặc chống người thi hành công vụ hoặc gây tai nạn. Ngoài phạt tiền còn áp dụng các hình phạt bổ sung như bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 90 ngày hay bị tước giấy phép lái xe không thời hạn.
* Thanh thiếu niên thường quăng xe bỏ chạy vì tiền phạt cao hơn giá trị phương tiện. Vậy tăng mức xử phạt có phải là ưu điểm của nghị định 34 khi nó từng là khuyết điểm của nghị định 146?
- Tôi nghĩ tăng mức xử phạt sẽ có được sự răn đe. Tuy nhiên cũng sẽ gây khó khăn nhất định với anh em xử lý giống như nghị định 146, khi đối tượng trẻ rất liều lĩnh và gần như không có tiền đóng phạt.
* Có một thực tế sau 22g nhiều nhóm tụ tập hàng chục xe giữ khoảng cách, dàn hàng ngang, chạy chậm và bấm còi inh ỏi thì xử phạt ra sao?
- Phạt tiền từ 200.000-400.000 đồng vì hành vi vi phạm “điều khiển xe thành đoàn gây cản trở giao thông”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận