* Hủy án sơ thẩm, điều tra lại từ đầu
Phóng to |
Ông Cao Xuân Hùng |
“Hội đồng xét xử (HĐXX) không bị áp lực gì trong quá trình xét xử vụ án mặc dù có tình tiết mới là xuất hiện danh sách một số cán bộ mua dâm”. Trả lời phỏng vấn PV Tuổi Trẻ, chủ tọa phiên tòa - thẩm phán TAND tỉnh Hà Giang Cao Xuân Hùng khẳng định như vậy. Ông Hùng nói:
"Trong khi xét xử phúc thẩm vụ án mua dâm này, cấp ủy không bảo chúng tôi phải làm thế nào, lãnh đạo chúng tôi cũng không bảo chúng tôi phải thế nọ thế kia, chẳng có người nào bảo tôi phải làm thế này thế khác. Chúng tôi được Nhà nước quy định thẩm phán có những chức năng gì thì tôi làm đúng chức năng của Nhà nước giao cho" Thẩm phán Cao Xuân Hùng Theo Bộ luật tố tụng hình sự, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hủy bản án sơ thẩm, hồ sơ vụ án phải được chuyển cho VKS hoặc tòa án cấp sơ thẩm để giải quyết theo thủ tục chung. Sau khi tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại thì cơ quan điều tra tiến hành điều tra lại, VKS truy tố lại và tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại vụ án. |
* Trước khi phiên tòa khai mạc, luật sư Trần Đình Triển có bản kiến nghị về việc vi phạm các quy trình tố tụng, trong đó có phần HĐXX phúc thẩm vi phạm tố tụng. Ông nhận thấy điều này như thế nào?
- Những vi phạm về tố tụng mà ông Triển nói trong bản kiến nghị có một phần đúng, nhưng cũng có nhiều vấn đề sai. Cụ thể, việc luật sư Triển nói HĐXX phúc thẩm vi phạm tố tụng khi không công bố quyết định đưa vụ án ra xét xử. Tôi không hiểu luật sư Triển lầm lẫn hay cố tình nhầm trước việc xét xử vụ án ở cấp sơ thẩm hay phúc thẩm.
Phiên tòa phúc thẩm khác hoàn toàn phiên tòa sơ thẩm ở vấn đề thủ tục, khác đầu tiên là phiên tòa phúc thẩm không có quyết định đưa vụ án ra xét xử. Luật sư Triển nói tôi đơn phương hoãn tòa. Tại phiên tòa ngày 20-1, tôi đã hỏi đại diện viện kiểm sát, hỏi cả bốn luật sư và tất cả đều đồng ý hoãn. Lúc đó cả ba thẩm phán ngồi ở bàn của HĐXX nghe ý kiến của viện kiểm sát, luật sư, chúng tôi đã nhìn nhau và gật đầu, như thế là đã đồng thuận nên tôi công bố hoãn. Như thế đâu có phải tôi đơn phương hoãn tòa.
* Các luật sư có nói đã yêu cầu HĐXX triệu tập bị hại đến phiên tòa nhưng HĐXX đã không thực hiện? Trong đó có trường hợp hai đại diện bị hại kháng cáo nhưng không có mặt tại tòa?
- Về yêu cầu của luật sư phải triệu tập bị hại, chúng tôi căn cứ theo luật, những người cần thiết mới triệu tập đến tòa. Tòa chỉ triệu tập những người trong phạm vi xét xử. Có hai trường hợp là mẹ của nạn nhân kháng cáo đề nghị tăng mức án đối với ông Xương, tăng mức bồi thường nhưng sau đó đã rút kháng cáo, không có mặt ở tòa là như vậy, chứ không phải tòa cố tình không triệu tập.
* Tại phiên tòa phúc thẩm này, các luật sư và bị cáo có được tranh tụng công bằng, được tự bào chữa theo đúng quy định của pháp luật hay không?
- Chúng tôi hoàn toàn tạo điều kiện cho luật sư tranh tụng và bị cáo tự bào chữa. Không có chuyện khi luật sư đang tranh tụng, đang nói những nội dung bào chữa mà HĐXX cắt như anh Triển nói. Cụ thể, luật sư Triển nói thân chủ của ông oan nhưng lại trình bày dài dòng, không liên quan đến nội dung xét xử thì chúng tôi phải cắt.
* Tình tiết mới xuất hiện tại phiên tòa là bản “danh sách đen” một số cán bộ tỉnh Hà Giang liên quan đến việc mua dâm. HĐXX đã xử lý tình tiết mới này như thế nào?
- Bản danh sách này là tình tiết mới ở phiên tòa phúc thẩm. Nhưng các tình tiết mới xuất hiện chưa được kiểm chứng, chưa được xem xét, chỉ do một phía đưa ra. Trong khi đó, tòa phải xem xét toàn diện, đầy đủ mới có thể có bản án thấu tình đạt lý. Vì vậy tình tiết mới này không thuộc phạm vi xem xét tại phiên tòa phúc thẩm. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra lại từ đầu thì những tình tiết mới xuất hiện tại phiên tòa như bản danh sách sẽ được xem xét.
* Có thông tin dư luận cho rằng có cán bộ của tỉnh ủy, UBND tỉnh được tham dự phiên tòa, theo dõi thông tin phiên tòa này mặc dù đây là phiên tòa xử kín.
- Hoàn toàn không có chuyện đó. Phiên tòa được xử kín thì nguyên tắc là người không có trách nhiệm không được vào. Trường hợp vợ anh Sầm Đức Xương được vào tham dự từ phần tranh tụng là do luật sư Triển đề nghị. HĐXX thấy rằng vợ anh Xương có quyền lợi liên quan nên đã lấy ý kiến luật sư, đại diện viện kiểm sát và mọi người đồng ý mới quyết định cho vào.
* Ông có suy nghĩ gì về những người xuất hiện trong bản “danh sách đen”?
- Các vị lãnh đạo cũng là công dân. Nhiệm vụ của thẩm phán là phải bảo vệ công dân. Giai đoạn này là giai đoạn rất nhạy cảm, chuẩn bị đại hội Đảng các cấp, chuẩn bị bầu cử. Liệu đằng sau những lời tố cáo này có một thế lực đen tối nào muốn làm mất uy tín của các đồng chí lãnh đạo không? Việc này phải được làm rõ và xử lý chứ không thể đòi khởi tố ngay như đề nghị của luật sư.
* Ông có suy nghĩ như thế nào về vụ án này? Theo ông, Viện KSND huyện Vị Xuyên và Cơ quan điều tra Công an huyện Vị Xuyên có nên quyết định cho hai bị cáo Hằng và Thúy được tại ngoại hay không?
- Tôi chưa nói ai có tội. HĐXX không tuyên thầy Xương hay các cháu có tội. Vụ án vẫn đang trong giai đoạn điều tra nên chưa thể nói được gì. Việc có nên cho hai cháu tại ngoại hay không, vấn đề này tòa không có quyền can thiệp, không thể yêu cầu thả ngay vì trong giai đoạn điều tra, thẩm quyền không thuộc về tòa án.
Hủy án sơ thẩm, điều tra lại từ đầu Ngày 1-2, HĐXX phúc thẩm vụ án mua dâm học sinh tại Hà Giang tuyên hủy bản án sơ thẩm của TAND huyện Vị Xuyên, chuyển hồ sơ vụ án cho Viện KSND huyện Vị Xuyên để điều tra lại từ đầu. HĐXX nhận định quá trình điều tra truy tố và xét xử ở cấp sơ thẩm có nhiều sai sót, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng quy định. Cụ thể ở giai đoạn điều tra truy tố, HĐXX nhận thấy vụ án được khởi tố ngày 7-9-2009, có quyết định khởi tố bị can đối với Nguyễn Thị Thanh Thúy, sinh ngày 1-1-1992. Thúy bị bắt tạm giam vào ngày 5-9-2009, như vậy bị can Thúy là người chưa thành niên. Trong hồ sơ thể hiện cơ quan điều tra ra quyết định yêu cầu Đoàn luật sư Hà Giang chỉ định luật sư bào chữa cho bị can Thúy nhưng không thể hiện Đoàn luật sư Hà Giang chỉ định luật sư thuộc văn phòng luật sư cụ thể nào bào chữa cho bị can này. Bị can Thúy và người đại diện hợp pháp cho bị can có đơn từ chối luật sư bào chữa trong giai đoạn điều tra, truy tố nhưng tại hồ sơ không có biên bản về việc từ chối luật sư. Việc không chỉ định luật sư bào chữa cho bị can Nguyễn Thị Thanh Thúy trong giai đoạn điều tra, truy tố là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự. Ở giai đoạn xét xử sơ thẩm, bị cáo Nguyễn Thị Thanh Thúy là người chưa thành niên, trong quyết định đưa vụ án ra xét xử và tại phiên tòa sơ thẩm lại không yêu cầu đoàn luật sư chỉ định luật sư bào chữa cho bị cáo là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Đối với bị cáo Sầm Đức Xương, trước khi mở phiên tòa đã có đơn đề nghị mời luật sư bào chữa cho bị cáo tại phiên tòa nhưng tòa án cấp sơ thẩm đã không chấp nhận để luật sư bào chữa cho bị cáo Xương tại phiên tòa. Đây cũng là một vi phạm nghiêm trọng về tố tụng. Ngoài ra, tại phiên tòa phúc thẩm các bị cáo khai thêm một số tình tiết mới. HĐXX phúc thẩm xét thấy những tình tiết mới chưa được thẩm tra, kiểm chứng, không nằm trong nội dung kháng cáo và không nằm trong phạm vi xét xử phúc thẩm. Do đó, HĐXX phúc thẩm không xem xét nội dung này tại phiên tòa. |
____________________
* Tin bài liên quan:
Vụ hiệu trưởng mua dâm: "Sai sót trong hồ sơ vụ án chỉ là lỗi đánh máy"Luật sư yêu cầu “xử” các cá nhân mua dâmĐề nghị khởi tố các cá nhân mua dâm trong “danh sách đen” Các bị cáo kêu oan và tố cáo nhiều cán bộ mua dâm Xét xử phúc thẩm vụ hiệu trưởng mua dâm Phá đường dây hiệu trưởng mua bán trinh học sinh Tuyên phạt hiệu trưởng mua dâm 10 năm 6 tháng tùVụ hiệu trưởng mua dâm: Tuyên hủy bản án sơ thẩm, yêu cầu điều tra lại từ đầu
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận