* Nhà sử học Dương Trung Quốc: Phải nhìn nhận vụ án một cách nhân văn hơn!
Tôi xin trả lại cho Nông trường Sông Hậu
Phóng to |
Tòa án cũng đã cân nhắc phần công và tội đối với bà Sương. “Tôi là người hiểu chị Ba Sương, vì tôi và chị Ba là người địa phương, thành tích của chị Ba như thế nào tôi hiểu. Bản án có nhận định hết về thành tích của chị Ba, từ thành tích đó người ta cân nhắc thiệt hại rồi mới quyết định hình phạt. Về hình phạt, viện kiểm sát không có quyền” - ông Long nói.
Theo ông Long, sau khi xét xử vụ án, Viện KSND TP Cần Thơ có báo cáo theo quy chế, kèm theo tài liệu, nếu cấp trên cần giám đốc thẩm thì thực hiện theo quy định. “Tôi biết với một vụ án mà dư luận quan tâm như thế này, dứt khoát lãnh đạo trung ương sẽ xem xét lại” - ông Long nhấn mạnh.
Trong khi đó, ông Hoàng Nghĩa Mai - phó viện trưởng Viện KSND tối cao - cho biết Viện KSND tối cao sẽ rút hồ sơ để nghiên cứu.
Ông Mai nói: “Chúng tôi đã có công văn yêu cầu Viện KSND TP Cần Thơ chuyển hồ sơ và chắc chắn trong phạm vi trách nhiệm của mình, Viện KSND tối cao sẽ có ý kiến sớm về việc này. Hiện nay chúng tôi chưa có tài liệu gì trong tay mà chỉ nghe thông tin từ báo chí. Tôi nghĩ thông tin báo chí phản ánh là kênh thông tin rất quan trọng, chúng tôi có trách nhiệm phải nghiên cứu, kiểm chứng thông tin đó. Sau khi nghiên cứu, nếu xét thấy bản án sơ thẩm, phúc thẩm không đảm bảo căn cứ pháp luật, có vi phạm thì viện trưởng Viện KSND tối cao sẽ thực hiện quyền kháng nghị của mình như luật đã quy định”.
Ông Nguyễn Mạnh Hiền - vụ trưởng Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ, Viện KSND tối cao - khẳng định Viện KSND tối cao phải rút hồ sơ vụ án lên giám sát. Chắc chắn cơ quan này sẽ xem xét toàn diện để có phán quyết công bằng.
Liên quan đến vụ xét xử bà Ba Sương, trao đổi với báo chí, nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng để xảy ra chuyện người anh hùng trở thành một tội đồ thì có trách nhiệm rất lớn của xã hội. “Với một người phụ nữ 60 tuổi, chúng ta phải nhìn nhận một cách nhân văn hơn. Trách nhiệm Nhà nước trong vụ này ở đâu?” - ông Dương Trung Quốc nói.
Theo nhà sử học, đứng ở góc độ một người dân nhìn vào, xử lý một người có tội không quan trọng bằng tác dụng giáo dục xã hội. “Trong vụ này chúng ta phải làm cho rõ ra để xã hội có đồng thuận cao hơn. Bỏ một người vào tù không quan trọng, quan trọng hơn là để những người ở ngoài tìm được những giá trị sống tốt hơn” - ông Dương Trung Quốc phân tích.
Dưới cái nhìn của nhà sử học, ông Quốc tán thành quan điểm “phải thấy rằng giữa công và tội có một mối liên hệ với nhau trong cuộc sống liên tục của một con người. Cái gì khiến một người từ có công trở thành có tội? Phải trả lời câu hỏi đó”.
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Xét xử phải đúng người đúng tội Bà Ba Sương xin giám đốc thẩmLuật không phải là bẫy rậpVụ lập quỹ đen ở nông trường Sông Hậu: Bản án có “tâm phục, khẩu phục”?Sáng nay, xét xử vụ sai phạm tại nông trường Sông HậuĐình chỉ vụ án “lập quỹ trái phép” tại Ninh KiềuChuyện “quỹ đen”Bị cáo Trần Ngọc Sương lãnh 8 năm tùBà Trần Ngọc Sương kháng cáoY án 8 năm tù đối với bà Trần Ngọc SươngBa Sương, vinh quang và cay đắngPhải xem vì sao dư luận bức xúcPhải xét xử đúng người, đúng tội và đúng pháp luật
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận