Trong khi đó, suốt một thời gian dài từ năm 2001-2004 nhân viên ghi điện tại địa chỉ này đều ghi chỉ số “0”.
Vụ việc “đến tai” Công ty Cấp nước TP.HCM (nay là Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn - Sawaco). Có nhiều ý kiến đặt nghi vấn đây là vụ ăn cắp nước. Nhưng cuối cùng đoàn kiểm tra lại kết luận thất thoát do đường ống cấp nước trong nhà bị rò rỉ. Về nguyên tắc, dù ăn cắp nước hay thất thoát do đường ống khách hàng đều bị truy thu và tính theo giá nước thực tế.
Giá nước truy thu được tính bình quân 4.500 đồng/m3 hoặc tính theo giá lũy tiến từ 2.700 - 8.000 đồng/m3. Thế nhưng trong trường hợp của ông Đang, ngành cấp nước lại tính theo mức giá từ khi gắn đồng hồ nước là từ năm 1991 và áp dụng theo giá nước trong định mức (giá thấp nhất).
Với cách tính này, giá nước cao nhất mà ông Đang trả chỉ 2.700 đồng/m3 và thấp nhất là 850 đồng/m3. Như vậy tổng số tiền phải trả chỉ hơn 12,6 triệu đồng. Trong khi đó, nếu tính theo giá bình quân là 4.500 đồng/m3 thì ông Đang phải trả hơn 41 triệu đồng.
Sau đó, ban giám đốc Sawaco có cuộc họp và đề nghị tính theo giá bình quân là 4.500 đồng, để “không gây thiệt hại cho ngành nước cũng như không gây bức xúc cho khách hàng”. Với giá này, số tiền nước ông Đang còn nợ hơn 30 triệu đồng (kể cả phí bảo vệ môi trường là 400 đồng/m3). Vậy mà gần một năm qua ông Đang vẫn chưa nộp số tiền này.
Với khách hàng, nếu không đóng tiền truy thu, ngành cấp nước thẳng tay chế tài bằng cách cúp nước. Nhưng với cán bộ cấp nước một thời gian dài không đóng tiền nhưng vẫn chưa thấy ngành cấp nước chế tài. Như vậy có công bằng không?
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận