Phóng to |
Mỗi chú rùa được đánh dấu đặc biệt để theo dõi dưới sự giám sát cả của chuyên gia nước ngoài - Ảnh: Lam Thanh |
Phóng to |
Đo kích thước rùa khi tiếp nhận - Ảnh: Lam Thanh |
Phóng to |
Tất cả việc cân đo đều thực hiện hết sức tỉ mỉ - Ảnh: Lam Thanh |
Phóng to |
Mỗi chú rùa được đánh dấu đặc biệt để theo dõi - Ảnh: Lam Thanh |
Phóng to |
Quan sát, theo dõi từng chú rùa - Ảnh: Lam Thanh |
Đây là lần đầu tiên một số lượng lớn rùa được gây nuôi thành công ở nước ngoài đưa trở về Việt Nam.
Ông Trương Quang Bích - giám đốc Vườn quốc gia Cúc Phương cho biết hiện số lượng loài này trong tự nhiên đang bị suy giảm nhanh chóng do tình trạng săn bắt, buôn bán trái phép và mất môi trường sống. Trách nhiệm của Việt Nam là phải tích cực bảo vệ loài rùa đặc hữu này khỏi nạn săn bắt, buôn bán trái phép và đảm bảo chúng ta sẽ không mất thêm một loài động vật đặc hữu quý hiếm nào nữa…
Rùa Trung Bộ (Mauremys annamensis) là loài rùa quý hiếm, chỉ được tìm thấy ở những vùng đất ngập nước, trong ao hồ và các dòng sông của một số tỉnh miền Trung Việt Nam với đặc điểm nhận dạng: Chiều dài mai khoảng 170mm. Mai hơi dẹp, sau mai không có răng cưa, trên mai có 3 gờ chạy dọc, gờ giữa lưng rõ nhất. Đầu màu nâu sẫm hoặc xám đen, mỗi bên có 3 sọc màu vàng: 1 sọc từ sau mũi qua phía trên ổ mắt tới cổ, 1 sọc khác lớn hơn từ mũi qua ổ mắt và màng nhĩ tới cổ và 1 sọc chạy dọc phía dưới hàm tới cổ. Mai màu xám sẫm, yếm màu vàng hay da cam, có những đốm lớn màu đen ở mỗi tấm yếm. |
Từ cuối những năm 1980, quần thể rùa Trung Bộ trong tự nhiên đã gần như biến mất bởi nạn săn bắt, buôn bán bất hợp pháp để đáp ứng nhu cầu của thị trường Việt Nam và Trung Quốc. Mặc dù đuợc bảo vệ bởi pháp luật của Việt Nam về bảo vệ động vật hoang dã, theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP, nhưng trên thực tế vẫn chưa thể ngăn chặn sự truy lùng của những kẻ săn mồi cho các thực đơn ẩm thực truyền thống được cho rất bổ dưỡng có giá trị chữa bách bệnh…
Quần thể loài rùa Trung Bộ bị truy lùng, săn bắt ráo riết với số lượng lớn trong tự nhiên và buôn bán trái phép ngày càng gia tăng.
Được biết, 71 cá thể rùa trở về từ châu Âu sẽ được đoàn tụ với hơn 200 con rùa khác đang được cứu hộ tại Trung tâm bảo tồn rùa Cúc Phương. Tất cả số rùa này đều được thu giữ từ những vụ buôn bán trái phép, do người dân tự nguyện chuyển giao hoặc được sinh ra tại Trung tâm bảo tồn rùa.
Mục tiêu cuối cùng là tất cả các con rùa sẽ được thả về môi trường sống tự nhiên phù hợp nhất tại tỉnh Quảng Ngãi sau khi chúng có khả năng thích ứng với môi trường sống. Đây cũng là một phần trong dự án Bảo tồn rùa Trung Bộ (MAP) thuộc chương trình Bảo tồn rùa châu Á (ATP).
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận