Phóng to |
Theo Tổ chức Bảo vệ động vật hoang dã (WWF), nhu cầu mua sừng tê giác làm thuốc chữa bệnh ở một số nước châu Á là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Trước đó từ năm 2000-2005, trung bình mỗi năm chỉ có 36 con tê giác bị giết tại Nam Phi.
WWF nói mặc dù đã có luật bảo vệ loài động vật này, nhưng vẫn chưa đủ ngăn chặn nạn buôn lậu sừng tê giác của các băng nhóm tội phạm có tổ chức.
Theo WWF, Nam Phi hiện đang trở thành tâm điểm của bọn săn trộm tê giác do có “dân số” tê giác đông nhất thế giới, với 1.916 con tê giác đen và 18.780 tê giác trắng.
Việc buôn bán sừng tê giác được kiểm soát bởi Công ước quốc tế về buôn bán các loài nguy cấp (CITES) và hiện tại, Nam Phi chỉ cho phép xuất khẩu sừng tê giác như chiến lợi phẩm săn bắn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận