21/03/2011 04:10 GMT+7

TP.HCM có thể giải quyết chuyện thiếu điện

Huỳnh Kim Tước
Huỳnh Kim Tước

TT - Ngày 26-3 Giờ Trái đất lần thứ 4 sẽ diễn ra, đây là hành động nhắc nhở ý thức sử dụng điện hợp lý cho mọi người. Từ Giờ Trái đất nghĩ rộng hơn về năng lượng, ông Huỳnh Kim Tước, giám đốc Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TP.HCM (ECC), chia sẻ:

H2Ly9M47.jpgPhóng to

Ông Huỳnh Kim Tước - Ảnh: N.C.T.

- Mùa khô năm nay TP.HCM thiếu 2 triệu kWh điện/ngày. Nếu 1,8 triệu hộ gia đình ở TP.HCM mỗi ngày chỉ cần không sử dụng máy lạnh trong 30 phút hoặc không dùng bàn ủi một lần/ngày là cả TP đã tiết kiệm được 900.000 kWh điện mỗi ngày. Các doanh nghiệp sản xuất hiện đang tiêu thụ khoảng 5,2 tỉ kWh điện/năm, nếu giảm 5% điện tiêu thụ nữa thì tiết kiệm thêm khoảng 800.000 kWh điện/ngày. Song song đó, các tòa nhà và 2.800 công sở ở TP.HCM giảm bớt 10% điện thì tiết kiệm được 100.000 kWh điện/ngày. Cộng với kết quả tiết kiệm năng lượng của những năm trước từ sử dụng đúng hệ thống chiếu sáng, hộ gia đình, công nghiệp thì bài toán thiếu 2 triệu kWh điện mỗi ngày đã giải quyết xong. Mỗi việc làm tưởng đơn giản của chúng ta lại có thể giúp ích cho toàn xã hội.

* Hưởng ứng Giờ Trái đất năm ngoái, ECC và Hội Liên hiệp Phụ nữ đã có chương trình “100.000 hộ gia đình tiết kiệm điện”, giúp tiết kiệm cho thành phố 360 triệu kWh điện, tương đương 360 tỉ đồng. Cái khó nhất khi triển khai chương trình trên số lượng lớn hộ gia đình như vậy là gì?

Cần giải pháp đồng bộ

Chi phí năng lượng chiếm 20% GDP của VN và 14% GDP TP.HCM. Hiện tại hệ số đàn hồi (chỉ số tăng trưởng năng lượng/chỉ số tăng trưởng GDP) ở VN còn rất cao = 1,46 (nhiều tỉnh thành chỉ số này lên tới 1,8). Trong khi đó, chỉ số này ở Thái Lan là 1,3; Nhật, Pháp chỉ 0,9... Ở các nước, họ có luật sử dụng năng lượng hiệu quả từ rất lâu rồi (Nhật có từ năm 1970, Trung Quốc 1985, Thái Lan 1991), đi cùng là chính sách năng lượng quyết liệt và hiệu quả. VN ý thức về tiết kiệm năng lượng đã 20 năm nay.

Từ ngày 1-1-2011, luật sử dụng năng lượng hiệu quả ở VN đã có hiệu lực. Chính phủ cũng đã phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Theo tôi, cơ bản VN đã hình thành khung pháp lý, tuy nhiên cái cần là những giải pháp đồng bộ: luật pháp, quy chuẩn, tiêu chuẩn, xây dựng nguồn nhân lực, tài chính công nghệ, giáo dục...

- Đó là việc giám sát thực hiện. Vì mục tiêu của chương trình không phải là hô hào phong trào hình thức mà là hành động thật sự. Để làm tốt việc giám sát, nhắc nhở, hướng dẫn này, chúng tôi đã xây dựng mạng lưới 1.200 tuyên truyền viên ở khắp 24 quận huyện. Mỗi người phụ trách 100 hộ gia đình để theo dõi, đôn đốc, vận động, tư vấn việc tiết kiệm năng lượng (là tiết kiệm tiền cho chính các hộ). Mục tiêu lớn nhất là thay đổi nhận thức của cộng đồng trong việc mua sắm và sử dụng thiết bị điện trong gia đình một cách hiệu quả. Kết quả đạt được là nhận thức xã hội và ý thức của người dân đã thay đổi. Họ biết cách thực hiện tiết kiệm năng lượng trong gia đình và rủ nhiều người cùng tham gia. Qua thống kê, có rất nhiều hộ tiết kiệm so với năm trước không chỉ 10% mà có hộ giảm 30-50%. Nếu những năm trước tốc độ tăng trưởng điện năng trong nhóm hộ gia đình của thành phố là 11% thì năm 2010 giảm còn 8,5%.

* Thành ủy, UBND TP.HCM mong muốn chương trình năm nay lan tỏa tới 600.000 hộ dân. Làm sao để đảm bảo thực chất?

- Để làm tốt, theo tôi, ngoài ba đơn vị chủ lực là Hội Liên hiệp Phụ nữ, Tổng công ty Điện lực và ECC, rất cần sự tham gia các quận huyện và các tổ chức mặt trận, đoàn thể khác. Tài liệu, phương pháp, kinh nghiệm làm năm ngoái có rồi, nhân lực cần thiết nhất là đội ngũ đào tạo tuyên truyền viên. Năm nay ngoài đội ngũ chủ lực 1.200 tuyên truyền viên nói trên, cần tăng cường thêm hội viên hội phụ nữ, lực lượng học sinh sinh viên, hội cựu chiến binh... cùng tham gia, chính quyền phường xã đưa sinh hoạt này về tổ dân phố. Nếu tất cả cùng dồn sức, tôi tin chương trình sẽ đến được từng hộ gia đình TP.

* Giải quyết thiếu điện là chuyện nhất thời. Giải pháp căn cơ cho năng lượng ở VN là gì?

- Việc hướng đến xây dựng một cơ cấu kinh tế bền vững theo hướng sử dụng ít tài nguyên, trong đó có tài nguyên năng lượng, cần được chú trọng. Ví dụ hiện nay TP.HCM được xem là địa phương có cơ cấu kinh tế chuyển dịch phù hợp theo hướng sử dụng ít tài nguyên, thông qua việc ngành dịch vụ chiếm 52% GDP, ngành công nghiệp chủ yếu công nghệ cao, hạn chế các ngành sử dụng nhiều năng lượng như thép, ximăng, gạch, gốm sứ, thủy tinh... Đó là con đường đi đúng và hợp lý.

Huỳnh Kim Tước
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên