Phóng to |
Skipjack, cá ngừ ăn nổi, là loài được đánh bắt nhiều nhất ở Thái Bình Dương, chiếm hơn 2 phần 3 tổng sản lượng cá ngừ của khu vực này |
La Nina là một quá trình ngược với El Nino, khi vùng nước xích đạo Thái Bình Dương lạnh xuống bất thường, tạo ra sự dịch chuyển của các khối nước cũng như lớp khí quyển bên trên, làm gia tăng mưa bão. Xem biểu đồ về cơ chế hình thành El Nino và La Nina http://esminfo.prenhall.com/science/geoanimations/animations/26_NinoNina.html
Trong chu kỳ El Nino, vùng nước ấm nửa Tây Thái Bình Dương (tức là phía Đông Nam Á và Úc) sẽ lấn lướt và lan tràn về phía Đông, gây ảnh hưởng lên bờ biển Nam Mỹ, nhất là Peru. Trong chu kỳ La Nina, vùng nước lạnh mé Đông Thái Bình Dương sẽ lấn lướt và đẩy khối nước nóng lui về. Sự dịch chuyển này tạo ra những thay đổi trong môi trường biển.
Một nghiên cứu của Ủy ban Nam Thái Bình Dương và Viện Nghiên cứu Phát triển Hợp tác Pháp OSTROM cho thấy cá ngừ, nhất là loài ăn nổi skipjack (xem hình) di cư theo dòng nước nóng, từ Tây sang Đông trong kỳ El Nino và ngược lại khi có La Nina, trên một chiều dài 6.000km men xích đạo. Nghiên cứu thực hiện bằng cách đánh dấu những con cá ngừ và đối chiếu với kết quả đánh bắt.
Skipjack, cá ngừ ăn nổi, là loài được đánh bắt nhiều nhất ở Thái Bình Dương, chiếm hơn 2 phần 3 tổng sản lượng cá ngừ của khu vực này
Kết quả đó là trong kỳ La Nina, cá ngừ đánh được nhiều nhất ở mé Tây Thái Bình Dương, trong khu vực từ 140 đến 160 độ kinh đông. Trong kỳ El Nino, khu vực đánh được nhiều cá nhất sẽ dịch chuyển ra xa về hướng đông tới 2.500km, nằm ở trong khoảng 170 độ kinh tây.
Tại sao cá ngừ lại đi theo dòng nước ấm, mặc dù nó không giàu dinh dưỡng cho lắm? Giả thiết đặt ra là vì dòng nước ấy tuy vậy có chứa các phiêu sinh vật mà cá ngừ skipjack thường ăn. Tổ chức Đánh giá Khoa học Liên Thái Bình Dương RISA cũng khẳng định có sự dịch chuyển ngư trường cá ngừ tùy theo chu kỳ El Nino – La Nina, và thiệt hại của quần đảo này có thể là nguồn lợi của quần đảo khác. Trong năm 2009, tổng sản lượng đánh bắt cá ngừ trong khu vực Thái Bình Dương đạt con số kỷ lục 2.467.903 tấn.
Tổ chức Greenpeace (Hòa Bình Xanh) kêu gọi các nước đánh bắt trong chừng mực vì cứ theo đà này, cá ngừ sẽ diệt chủng trước năm 2048.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận