Hội nghị quốc tế về sông MekongThảo luận với Trung Quốc về sông Mekong vào đầu tháng 4
Phóng to |
Cá basa khổng lồ của sông Me Kong |
Cá nước ngọt lớn hơn hẳn những dòng sông khác
“Nhiều loài cá lớn sống ở sông Mekong hơn bất cứ dòng sông nào trên thế giới” - bà Đặng Thùy Trang, điều phối viên sinh thái vùng sông Mekong cho WWF, chương trình "Sông Mekong mở rộng", nói.
“Hiện tại, vùng hạ nguồn sông Mekong chưa có con đập này được xây dựng và dòng nước còn được chảy tự do, chừa lại một cơ hội hiếm hoi cho việc bảo tồn các loài cá quý này. Nhưng thời gian không còn nhiều để chúng ta trông đợi”.
Một vài loài cá lớn khác của sông Mekong được nêu tên trong báo cáo như cá “ăn thịt chó", (tên khoa học là Pangasius sanitwongsei), do để câu được cá này, người ta dùng thịt chó làm mồi và cá Barb lớn (tên khoa học là Catlocarpio siamensis), loài cá biểu tượng của Vương quốc Campuchia đồng thời là loài cá chép lớn nhất thế giới và được xếp thứ 5 trong bảng xếp hạng 10 loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới. Cá này nặng khoảng 300kg mỗi con,
Những con đập cũng sẽ khuếch đại ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với nghề cá và nông nghiệp.
Tác động của các con đập (nếu được xây) ở hạ nguồn, dòng chính của sông Mekong sẽ không chỉ xảy ra cho những loài cá lớn, mà sẽ kết hợp với biến đối khí hậu và có ảnh hưởng nặng nề đối với vùng ĐBSCL của Việt Nam, một trong những vùng đồng bằng lớn trên thế giới cưu mang nghề cá và nông nghiệp.
Xây dựng đập Sayaboury (Lào) sẽ giảm lượng phù sa bồi đắp cho ĐBSCL, sẽ tăng tính dễ bị tổn thương của vùng này trước diễn biến của biến đổi khí hậu như mực nước biển dâng cao.
Basa rồi sẽ thành cổ tích?
Cá basa khổng lồ, biểu tượng của sông Mekong sẽ đến hồi tuyệt chủng nếu các dự án xây đập thủy điện trên sông Mekong được tiến hành, một báo cáo mới của WWF cho biết.
Theo báo cáo có tên: Dòng sông của những loài cá khồng lồ, nghiên cứu các loài cá nước ngọt cỡ lớn ở sông Mekong, có đến bốn loài cá sống ở sông Mekong nằm trong danh sách 10 loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới.
Cá đuối khổng lồ (tên khoa học là Dasyatis laosensis) có chiều dài bằng phân nửa chiếc xe buýt và nặng đến 600kg là loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới. Cá basa khổng lồ của sông Mekong, loài cá đang bị đe dọa nghiêm trọng và là nhân vật của rất nhiều câu chuyện cổ tích, thần thoại xếp hạng ba với chiều dài khoảng 3m và nặng 350 kg.
Những con đập chắn ngang dòng sông Mekong sẽ những chướng ngại không thể vượt qua đối với những loài cá này để đến nơi đẻ trứng.
Lần cuối người dân bắt được cá basa khổng lồ và vào tháng 5-2009, gần vùng sông ở tỉnh Chiang Khong, Thái Lan. Loài cá này đã suy giảm đến 95% số lượng trong thế kỷ qua.
Những nghiên cứu khoa học có được đã chỉ ra hành trình khoảng 1.000km di cư ngược dòng của cá basa khổng lồ từ Biển Hồ Tonle Sap ở Campuchia ngược lên Bắc Thái Lan (tỉnh Chiang Rai) và Lào (tỉnh Bokeo) để đẻ trứng, bắt đầu từ tháng 5 hằng năm. Bất cứ con đập nào xây dựng ở hạ nguồn, ngăn dòng chính sông Mekong cũng sẽ khóa hoàn toàn con đường di cư - sinh sản của loài cá này.
Phóng to |
Cá ăn thịt chó |
Dự án đập thủy điện trên sông Mekong ở tỉnh Sayaboury, Bắc Lào đe dọa đến sự tồn tại trong tự nhiên của cá basa khổng lồ ở sông Mekong. Đập Sayaboury là đập thủy điện đầu tiên ở hạ lưu dòng chính của sông Mekong đã bước vào giai đoạn đánh giá tác động trước khi được các nước thành viên của Ủy ban sông Mekong xem xét và ra quyết định có ủng hộ việc xây dựng đập này hay không. Tuy nhiên, trong trường hợp xấu nhất, Lào hoàn toàn có thể đơn phương rút khỏi Ủy ban sông Mekong và tiếp tục việc xây đập thủy điện.
Các sự lựa chọn khác WWF ủng hộ việc hoãn phê chuẩn các dự án xây đập ở dòng chính sông Mekong, trong đó có đập Sayaboury, để đảm bảo có sự hiểu biết đầy đủ về tất cả những lợi ích và tác hại của việc xây dựng và hoạt động của con đập này. Để đáp ứng nhu cầu điện, WWF khuyến khích các dự án thủy điện có tính bền vững cao đối với môi trường, xã hội, và sức khỏe con người ở các sông nhánh của sông Mekong, ưu tiên bắt đầu với những nhánh sông đã có đập thủy điện. Người dân Thái Lan đang tham gia vào các hoạt động phản đối việc xây 11 con đập bậc thang trên sông Mekong để bảo vệ quyền làm chủ văn hóa, quyền được canh tác ven sông, và sinh sống đúng theo truyền thống được vun bồi qua nhiều thế hệ bên dòng sông Mekong của họ. Người Thái đặc biệt phản đối việc xây dựng đập Sayaboury, dự kiến sản xuất 1.260 megawatt điện, để bán cho Thái Lan.
Đập Sayaboury là dự án đã đi xa nhất trong các giai đoạn đánh giá khả thi, đánh giá tác động so với 11 dự án đập thủy điện khác, theo sau là dự án Don Sahong, sản xuất 360 Mw điện, cũng sẽ được xây ở Lào và 9 con đập khác ở vùng hạ lưu sông Mekong. Hai trong trong số các dự án đập được xây trên dòng chính của Sông Mekong nằm ở Campuchia. Những người chủ trương xây thủy điện nói họ sẽ xây dựng một lối thoát hiểm cho cá để chúng có thể vượt qua bức tường chắn to lớp của đập thủy điện và tiếp tục hành trình di cư lên thượng nguồn. Nhưng người dân Thái Lan không có chút tin tưởng nào vào lời hứa hẹn lãng mạn này do họ đã chứng kiến sự phá sản hoàn toàn của một lối thoát hiểm cho cá đã được xây ở đập thủy điện Pak Mun ở tỉnh Ubon Ratchathani, Thái Lan. Trong khi tương lai của việc xây dựng đập Sayaboury còn chưa chắc chắn, thì sự tham gia tích cực của nhóm đầu tư tài chính tư nhân vào các dự án xây đập thủy điện lại trở nên rất rõ ràng, thay thế cho vai trò một thời của Ngân hàng Thế giới (World Bank) hay Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) ở lĩnh vực này. “Khi phát triển thủy điện được dẫn dắt bởi những đơn vị tư nhân, lợi nhuận sẽ là động lực chính của họ và nó sẽ dẫn đến sự hỗn loạn về thủy điện,” Carl Middleton, Điều phối viên chương trình Mekong Của tổ chức Sông ngòi quốc tế (International Rivers) nói. “Nó sẽ không còn là sự tiếp cận mang tính hội nhập, nhằm cân bằng nhu cầu của Lào và đảm bảo các quan ngại về môi trường và xã hội,” Carl nhấn mạnh. |
Danh sách 10 loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới
Tên<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> |
Tên Khoa học |
Cân nặng |
Dài |
Vùng sinh sống |
Cá Đuối nước ngọt |
Himantura chaophraya |
600 kg |
500cm |
Lưu vực sông Mekong |
Cá tầm thìa Trung Quốc |
Psephurus gladius |
500 kg |
700cm |
Lưu vực sông Dương Tử |
Cá basa khổng lồ |
Pangasianodon gigas |
350 kg |
300 cm |
Lưu vực sông Mekong |
Cá da trơn Wels |
Silurus glanis |
306 kg |
500 cm |
Phổ biến ở cả châu Âu và châu Á |
Cá chép ăn thịt chó |
Pangasius sanitwongsei |
300 kg |
Lưu vực sông Mekong | |
Cá barb lớn |
Catlocarpio siamensis |
300 kg |
Lưu vực sông Mekong | |
Cá Arapaima |
Arapaima gigas |
200 kg |
450 cm |
Lưu vực sông Amazon |
Cá Piraíba |
Brachyplatystoma filamentosum |
200 kg |
360 cm |
Lưu vực sông Amazon |
Cá rô sông Nile |
Lates niloticus |
200 kg |
200 cm |
Lưu vực sông Nile |
Cá Alligator gar |
Atractosteus spatula |
137 kg |
305 cm |
Lưu vực sông Mississippi |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận