Hội nghị quốc tế về sông Mekong Cung cấp thông tin hai đập nước đầu nguồn MekongMekong cạn kiệt đe dọa cá da trơn
WWF đặc biệt nhấn mạnh tới nguy cơ biến mất loài cá da trơn lớn, với một số con có thể dài hơn 3m, do chúng đang nằm trong danh sách những loài nguy cấp.
Theo WWF, loài này thường di cư từ hồ Tonle Sap ở Campuchia, vượt sông Mekong để đẻ trứng ở miền bắc Thái Lan và Lào.
“Loài này không thể bơi qua một vật cản lớn như đập nước để tới nơi đẻ trứng của chúng ở ngược dòng sông”, bà Dekila Chungyalpa, giám đốc chương trình sông Mekong thuộc WWF, giải thích.
Ba loài cá nước ngọt khác cũng bị các dự án đập thủy điện đe dọa là cá đuối gai độc sông Mekong, có thể dài bằng nửa chiếc xe buýt và nặng hơn 500 kg; cá da trơn ăn thịt chó (loài này được đặt tên như thế do các ngư dân dùng chó làm mồi câu chúng) và cá hô sông Mekong.
Theo bà Chungyalpa, việc đảm bảo kế sinh nhai cho hàng triệu người sống dọc sông Mekong và bảo tồn các loài cá nêu trên là rất cần thiết, và "chúng ta đang có cơ hội hiếm hoi để làm điều này": hiện tại vùng hạ lưu sông Mekong vẫn là một dòng chảy tự do, và các nước vẫn có thể xem xét lại các dự án thủy điện, song cần phải khẩn trương bởi thời gian không còn nhiều.
Phóng to |
Một con cá hô sông Mekong nặng hơn 100 kg bị bắt tại Campuchia năm 2002 - Ảnh: WWF |
Phóng to |
Con cá tra lớn sông Mekong này bị bắt ở Thái Lan năm 2005, nặng gần 300 kg - Ảnh: WWF |
Phóng to |
Con cá đuối gai độc sông Mekong khổng lồ này được tìm thấy gần biên giới Việt Nam - Campuchia hồi năm 2002. Nó dài 4m (tính từ đầu tới đuôi), bề ngang 2m - Ảnh: WWF |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận