Phóng to |
Ông Quản Trọng Văn (áo trắng) trong ngày 11-1 khi Nhà máy Saigon Shipmarin bị kiểm tra sau vụ bắt quả tang một công ty vệ tinh của nhà máy đổ bậy chất thải - Ảnh: N.Triều |
Trút dầu cặn xuống sông Nhà Bè
- Tới nay, cá nhân tôi chưa biết Công ty Saigon Shipmarin có báo cáo đánh giá tác động môi trường cho nhà máy hay không. Hình như mới có đề án, đề án này cũng đang được xem xét, chưa có phê chuẩn của cơ quan chức năng. Các loại thủ tục giấy tờ khác như sổ đăng ký chủ nguồn thải, nước thải hay chủ nguồn thải chất thải nguy hại thì nói thật... chúng tôi không có gì.
* Trong thực tế, quá trình sửa chữa tàu biển có phát sinh chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại không?
- Đa số các tàu vào đốc sửa chữa đều có phát sinh chất thải nguy hại nhưng không nhiều, vì trước khi tàu lên đốc, các chủ tàu đã thuê người làm vệ sinh từ ngoài phao. Chất thải nguy hại chỉ phát sinh nhiều nếu tàu vào đốc là tàu chở dầu - mà loại tàu này ít khi vào xưởng sửa chữa. Riêng tàu Prime Spirit là một trong số ít tàu chở dầu vào xưởng, trước khi lên đốc họ đã tự thuê công ty thứ ba làm vệ sinh hai hầm hàng ngoài phao số 0, số hầm hàng còn lại họ tiếp tục làm trên đốc, không liên quan tới xưởng. Chúng tôi chỉ được thuê vệ sinh két ballast và hầm neo, không hiểu vì sao có dầu thải như các anh quay phim được, tôi cũng không hiểu vì sao lại có dầu chở ra ngoài đổ trộm và bị cảnh sát môi trường bắt.
* Là đơn vị thi công các hạng mục phát sinh chất thải nguy hại, với tư cách là người đứng đầu xưởng, ông có trách nhiệm quản lý, giám sát số chất thải nguy hại không?
- Chúng tôi đương nhiên phải có trách nhiệm quản lý, giám sát số chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp và thậm chí là rác thải sinh hoạt phát sinh trong nhà máy. Quy trình quản lý trong nhà máy rất chặt chẽ. Bất kỳ hàng nào ra khỏi nhà máy đều phải có giấy phép do giám đốc xưởng ký hoặc do người được giám đốc ủy quyền ký. Như vậy, mọi loại chất thải khi ra khỏi nhà máy tôi phải biết, nhưng không hiểu sao giờ hỏi lại thì thấy không có ai ký giấy mà xe cứ ra ầm ầm.
* Các ông có ký hợp đồng với đơn vị chức năng để vận chuyển cũng như xử lý số chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại?
- Tôi mới nhận công tác nên không biết trước đó có hay không, từ năm 2009 tới nay thì chưa ký bất kỳ hợp đồng nào. Rác thải sinh hoạt chúng tôi thuê các công ty vệ tinh như Công ty TNHH dịch vụ hàng hải Đại Dương (đơn vị đổ chất thải bị cảnh sát môi trường bắt quả tang ngày 11-1 - PV) thực hiện. Còn các loại rác thải công nghiệp và chất thải nguy hại nhưng ít nguy hiểm như gỉ sắt, bùn trong két ballast... thì công ty có bể lắng để xử lý, phần nào dùng được chúng tôi sử dụng tiếp hoặc cho công nhân tận dụng bán lấy tiền, phần nào không quá bẩn thì dùng đổ nền xưởng, còn chất thải quá bẩn thì để các công ty vệ tinh... đem ra ngoài đổ san lấp. Dù có bể lắng để xử lý chất thải ít nguy hại, nhưng thực lòng là ít khi dùng tới.
* Vậy còn những vi phạm khác như xả thải nước bắn sơn vỏ tàu, xả dầu cặn, cát bắn sơn và gỉ tàu xuống sông Nhà Bè?
- Việc nước bắn rửa thành tàu chứa sơn trôi xuống sông thì không phải giấu giếm gì, chưa có bất kỳ giải pháp nào để xử lý, đành thải thẳng ra sông thôi. Biết là nguy hại nhưng nếu xử lý loại nước thải này thì giá thành sửa chữa đội lên, khách hàng “chạy” ngay từ khi chào giá, công nhân thất nghiệp hết. Riêng việc thải nước thải chứa dầu nhớt ra sông là bậy, công ty không có chủ trương.
* Vậy cát sau khi bắn sơn và gỉ tàu thì có nguy hại không?
- Đương nhiên là độc hại. Nhưng loại này chúng tôi tái sử dụng tới 3-4 lần, cứ bắn xong lại mang ra phơi, quay vòng để bắn tiếp. Tới lần thứ tư, khi không thể dùng để bắn lại được nữa thì mang ra đổ nâng cao mức nền xưởng quanh nhà máy hết cả. Nếu không có số cát và bùn thải này, chúng tôi vẫn phải mua từ bên ngoài vào để san lấp, làm sao chúng tôi có để bán ra ngoài cho người dân?
Năm nào cũng bị phạt Trong vòng hai tháng cuối năm 2009 đã có ít nhất hai cuộc làm việc của cơ quan chức năng với Saigon Shipmarin về công tác bảo vệ môi trường. Chẳng hạn, ngày 9-11-2009 đoàn kiểm tra của Phòng tài nguyên - môi trường (TN-MT) quận 7 đã “điểm mặt” ba hành vi vi phạm của công ty này gồm: không thực hiện chế độ báo cáo hiện trạng môi trường, không lập hồ sơ đăng ký phát sinh chất thải nguy hại (sổ đăng ký chủ nguồn thải), xả thải vượt tiêu chuẩn cho phép hơn mười lần với thải lượng dưới 50m3/ngày. Theo Phòng TN-MT quận 7, hằng năm quận đều kiểm tra định kỳ và hầu như năm nào cũng có quyết định xử phạt hành chính vì không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường. Ngày 13-1, ông Trần Nguyên Hiền - trưởng phòng quản lý môi trường Sở TN-MT TP.HCM - cho biết sau khi chỉnh sửa, đề án bảo vệ môi trường của Công ty Saigon Shipmarin mới được Sở TN-MT phê duyệt cách đây vài ngày. Theo ông Hiền, các thủ tục về đăng ký sổ chủ nguồn thải, ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để xử lý chất thải nguy hại thì công ty này chưa có. Trong khi đó, một lãnh đạo của thanh tra Sở TN-MT khẳng định sở chưa thanh tra, xử phạt công ty này lần nào. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận