Quanh co như sông Mekong Sông Cửu Long sẽ khát nước... ngọt“Bức tử” sông Mekong với đập cao 292m Cứu lấy sông MekongCận cảnh những cơn hấp hối bên dòng Mekong
Bà Premreudee Daoreuang, điều phối viên nhóm bảo tồn Mekong của tổ chức phi chính phủ “Vì sự phục hồi sinh thái và liên minh khu vực” (TERRA), quả quyết việc xây dựng 11 đập thủy điện lớn trên nhiều đoạn chảy của sông Mekong qua các nước Lào, Thái Lan và Campuchia sẽ gây ảnh hưởng trên diện rộng đến sự cư trú của con người cũng như các loài động vật ở khu vực hạ lưu.
Các con đập sẽ không chỉ làm thay đổi tốc độ dòng chảy hiện tại của nước mà còn thay đổi chất lượng nước sau khi trải qua quá trình tạo ra điện, ảnh hưởng tiêu cực lên môi trường tự nhiên - cũng là môi trường sống, đẻ trứng và nguồn thức ăn của loài cá - và ảnh hưởng đến nguồn cung cấp thức ăn cho khoảng 10 triệu người sống tại khu vực hạ lưu sông Mekong.
Phóng to |
Một chú cá heo nước ngọt ở tỉnh Kratie, Campuchia - Ảnh: AP |
Điển hình là trường hợp xây dựng đập Don Sahong tại Siphandone và khu vực thác Li Phi thuộc tỉnh Champassack (miền nam nước Lào): các đập này sẽ làm tắc nghẽn luồng di cư quanh năm của cá và các loài sinh vật dưới nước khác từ Siphandone đến khu vực biển Hồ phía bắc Campuchia.
Báo cáo gần đây của Tổ chức Bảo tồn động vật hoang dã (WWF) cũng cảnh báo hạ lưu sông Mekong trở nên rất dơ bẩn và ô nhiễm, đến mức 88 cá heo Irrawaddy đã chết bởi các loại chất độc như thuốc trừ sâu DDT (dùng trong nông nghiệp) và PCB (được tin là phát ra từ các khu mỏ ở Lào, đặc biệt là mỏ đồng và mỏ vàng tại tỉnh Savannakhet). WWF cũng cho biết thêm hơn 60% cá heo chết là cá dưới 2 tuần tuổi, vì vậy số lượng cá heo sẽ bị giảm đáng kể trong tương lai.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận