10/05/2005 07:12 GMT+7

Ai quản lý giá thuốc?

Đ.TR.
Đ.TR.

TT (Hà Nội) - Khi thảo luận dự án Luật dược, các đại biểu đều tỏ ra bức xúc, âu lo về vấn đề giá thuốc. Dự luật dược sẽ xử lý thế nào về công tác quản lý giá thuốc? Đó là vấn đề lớn nhất được đặt ra trong phiên họp QH hôm qua 9-5.

WiCHIpcN.jpgPhóng to
Liệu luật dược ra đời sẽ tác động như thế nào đến giá thuốc và thị trường dược phẩm? - Ảnh: N.C.T.
TT (Hà Nội) - Khi thảo luận dự án Luật dược, các đại biểu đều tỏ ra bức xúc, âu lo về vấn đề giá thuốc. Dự luật dược sẽ xử lý thế nào về công tác quản lý giá thuốc? Đó là vấn đề lớn nhất được đặt ra trong phiên họp QH hôm qua 9-5.

Giá thuốc: phải quản lý nhưng không áp đặt

Phải bổ sung trách nhiệm người kê đơn

ĐB Đỗ Ngọc Quang (Bắc Ninh) mang đến phiên họp một câu chuyện: cháu bé bên nhà hàng xóm bị cúm, hắt hơi sổ mũi sơ sơ. Gia đình đưa đi khám, bác sĩ kê cho cái đơn thuốc giá tới... 300.000 đồng. Hỏi ông bạn trong ngành y tế, ông ấy bảo chỉ cần uống đến một trăm là cùng. “Tôi đề nghị dự luật phải bổ sung trách nhiệm của người kê đơn” - ĐB Quang nói.

pVRUqXS2.jpgPhóng to

Bộ trưởng Bộ Y tế Trần Thị Trung Chiến theo dõi cuộc thảo luận dự luật dược - Ảnh : T.T.D.

Cùng quan điểm này, ĐB Dương Thị Lợi (Bắc Giang) phân tích: thông thường người mua không thể tự quyết định được loại thuốc nào, liều lượng bao nhiêu... mà phải phụ thuộc hoàn toàn vào bác sĩ. Cho nên dự thảo cần có thêm qui định “cấm lợi dụng kê đơn thuốc để thu lợi bất chính”.

Theo ĐB Nguyễn Đình Xuân (Tây Ninh), Trung Quốc vừa rồi đã đưa vào luật việc không cho phép bác sĩ nhận hoa hồng và coi đây cũng là hành vi nhận hối lộ. Dự luật của ta cũng phải “cấm bác sĩ nhận hoa hồng (dược phẩm) dưới mọi hình thức. Kể cả chuyện các hãng cho đi Mỹ, đi Úc... chơi cũng cấm hẳn” - ông Xuân đề nghị.

Giá thuốc: ai quản lý?

ĐB Trương Thị Vân (Nghệ An) cho rằng Bộ Tài chính phải có trách nhiệm chính phối hợp các ngành liên quan trong việc quản lý giá thuốc. Đồng tình, ĐB Nguyễn Thị Vân Lan (Đà Nẵng) nhấn mạnh: đơn vị quản lý nhà nước phải có biện pháp can thiệp giá thuốc ngay từ đầu, chứ không để “trực thăng đã cất cánh rồi thì không biết bãi đáp ở đâu” như tình trạng giá thuốc leo thang thời gian qua. Trong khi đó, ĐB Nguyễn Thị Bạch Mai

ĐB Nguyễn Tài Lương (Hà Nội): “Báo Tuổi Trẻ 9-5 có bài về tình trạng kinh doanh (theo hình thức đa cấp) thực phẩm nhập nhằng với dược phẩm (vừa nói ông Lương vừa giơ cao tờ báo giới thiệu với QH bài “”Thần dược” Herblife?”-PV). Nếu chúng ta không qui định và quản lý chặt chẽ lĩnh vực này, người ta sẽ lợi dụng để bán thực phẩm - thuốc với giá cắt cổ khiến người tiêu dùng thiệt thòi”.

(Tây Ninh) lại muốn đưa thêm nội dung “loại bỏ sự kinh doanh độc quyền xuất nhập khẩu về dược”, vì theo bà, đây chính là nguyên nhân của việc đẩy giá thuốc tăng cao.

Mặc dù nhiều ý kiến “đề cử” Bộ Tài chính chủ trì quản lý giá thuốc và ghi thẳng qui định này vào dự thảo song ĐB Đoàn Minh Hồng (Đồng Tháp) lại nghĩ khác: không nên đưa bộ nào vào đây mà chỉ cần văn bản hướng dẫn thực hiện sau khi luật có hiệu lực.

“Ý của Bộ trưởng Bộ Tài chính thế nào?”. Trả lời câu hỏi của Phó chủ tịch QH Nguyễn Phúc Thanh, Bộ trưởng Nguyễn Sinh Hùng cho biết chức năng quản lý nhà nước về giá thuốc thuộc rất nhiều bộ: Bộ Kế hoạch - đầu tư (khâu đầu tư sản xuất), Bộ Thương mại (xuất nhập khẩu), Bộ Tài chính (điều tiết vĩ mô, dự trữ quốc gia), Bộ Y tế (chuyên ngành). Nhưng mỗi ngành đều có chức năng quản lý giá những mặt hàng thuộc ngành mình quản lý. “Dự luật có thể bổ sung điều khoản: Bộ Y tế phối hợp các bộ ngành liên quan thực hiện chức năng quản lý giá thuốc theo sự phân công của Chính phủ”- Bộ trưởng Hùng “thiết kế”.

Đ.TR.
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên