03/01/2005 01:12 GMT+7

Đà Nẵng: nhiều giải pháp quản lý người nhập cư

ĐĂNG NAM thực hiện
ĐĂNG NAM thực hiện

TT - Từ năm 2000 đến nay, người nhập cư vào Đà Nẵng ngày một đông. Riêng số nhập cư thường trú lâu dài nhưng chưa đủ điều kiện đăng ký KT3 đã lên đến gần 19.000 người.

IiL1acuD.jpgPhóng to
Trẻ đánh giày, bán hàng rong, bán vé số nếu không có người nuôi dưỡng, không nơi ở hợp pháp... sẽ được hồi cư - Ảnh: Đ.N.

Mới đây, tại kỳ họp thứ ba HĐND TP Đà Nẵng khóa 7, HĐND TP đã thống nhất các giải pháp về quản lý người nhập cư tại địa bàn TP. Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại tá Lê Ngọc Nam - giám đốc Công an TP Đà Nẵng - cho biết:

- Đối với những nhân khẩu, hộ khẩu đã cư trú ở TP Đà Nẵng lâu nay có nhà hợp pháp, có việc làm, thu nhập ổn định và có nguyện vọng đăng ký thường trú lâu dài nhưng chưa đủ thủ tục (thuộc diện KT3) thì sẽ được xem xét từng trường hợp cụ thể để giải quyết cho nhập khẩu.

Theo thống kê, hiện số người nhập cư vào Đà Nẵng diện KT3 là 4.484 hộ với 18.554 khẩu, chủ yếu là cán bộ công chức và tập trung nhiều tại hai quận Hải Châu và Thanh Khê.

* Ông có thể cho biết những điều kiện nào thì sẽ được nhập cư vào Đà Nẵng?

- Đối với nhân khẩu, hộ khẩu thuộc diện KT2, yêu cầu phải chuyển hộ khẩu về nơi ở mới theo qui định nhằm chấm dứt tình trạng đăng ký thường trú một nơi nhưng lại thường xuyên cư trú ở một nơi khác. Nếu không chấp hành thì sáu tháng kể từ ngày thông báo, cơ quan công an sẽ xóa hộ khẩu thường trú.

Đối với nhân khẩu, hộ khẩu diện KT4 là những người từ địa phương khác đến làm việc theo hợp đồng lao động hợp pháp tại các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, các doanh nghiệp... thì cấp tạm trú 12 tháng, sau đó tiếp tục gia hạn theo hợp đồng. Nếu hết hạn hợp đồng nhưng không có việc làm ổn định thì không giải quyết cho tạm trú và yêu cầu trở về địa phương nơi thường trú.

Số SV-HS đến học tập, học nghề... thì được đăng ký tạm trú theo thời gian học tập; khi hết thời gian học tập, học nghề mà không có nơi ở và việc làm ổn định thì yêu cầu trở về địa phương. Ngoài ra với những người từ địa phương khác đến không có giấy chứng nhận tạm vắng, không nhà, không có việc làm ổn định, sống lang thang... thì yêu cầu trở về địa phương cũ.

* Trong dòng người nhập cư vào Đà Nẵng, chiếm không ít các đối tượng là trẻ em hành nghề bán báo dạo, vé số, đánh giày, bán hàng dạo... Vậy những đối tượng này sẽ được giải quyết như thế nào?

- Đối với trẻ em vị thành niên lang thang kiếm sống bằng các hình thức bán hàng rong, vé số, bán báo, đánh giày... và không có người nuôi dưỡng, không có nơi ở hợp pháp thì nhất quyết không cho tạm trú. Chúng tôi sẽ tổ chức đưa các em hồi cư, đoàn tụ với gia đình.

Đối với những trường hợp thật sự không còn nơi nương tựa thì sẽ đưa các em (kể cả người già yếu) vào Trung tâm bảo trợ xã hội để nuôi dưỡng, học nghề.

ĐĂNG NAM thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên