Tạm hoãn sửa đổi nghị quyết về lấy phiếu tín nhiệm"Tôi ủng hộ hai mức tín nhiệm và không tín nhiệm"Đề nghị lấy phiếu tín nhiệm hai lần trong nhiệm kỳ
Phóng to |
Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu - Ảnh: Việt Dũng |
Ngày mai (24-6), Quốc hội chưa thể thông qua nghị quyết sửa đổi nghị quyết 35 theo như nghị trình dự kiến trước đó. Lý do, theo ông Lưu, còn nhiều ý kiến khác nhau nên lùi lại để cân nhắc cho kỹ.
“Đại biểu Quốc hội đã thảo luận rất kỹ về nghị quyết 35. Đây là một nghị quyết rất quan trọng, lần đầu tiên tổ chức thực hiện, cho nên cử tri và nhân dân rất đồng tình, rất quan tâm, coi đây là hình thức giám sát rất quan trọng của cơ quan dân cử đối với những người do Quốc hội, HĐND bầu và phê chuẩn”, ông Lưu nói.
“Tuy nhiên lần đầu tiên thực hiện còn những bất cập, hạn chế, vướng mắc cho nên Quốc hội mới quyết định phải sơ kết để sửa đổi, bổ sung. Lần này, đại biểu Quốc hội thấy cần có thêm thời gian để nghiên cứu kỹ hơn và sửa đổi để bảo đảm chất lượng tốt hơn, tạo ra sự đồng thuận cao hơn trong đại biểu và cử tri, vì vậy Quốc hội quyết định chưa thông qua nghị quyết 35 (sửa đổi) tại kỳ họp này và chuyển sang kỳ họp sau”, ông giải thích.
Ông Lưu cũng cho biết đại biểu Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội đều nhất trí ba nội dung quan trọng: một là phải xác định tiếp tục thực hiện chủ trương lấy phiếu và bỏ phiếu tín nhiệm ở Quốc hội, HĐND; hai là đồng ý cuối năm nay vẫn tiếp tục lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức danh do Quốc hội, HĐND bầu và phê chuẩn; ba là đồng ý chưa thông qua nghị quyết tại kỳ họp này, để lại đến kỳ họp sau để có thời gian chuẩn bị cho tốt hơn.
Như vậy, tại kỳ họp thứ 8 khai mạc vào cuối tháng 10 năm nay, Quốc hội sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm, cách thức như đã từng thực hiện trước đó, với ba mức: tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp.
Không có nghị quyết riêng về biển Đông Trả lời câu hỏi của Tuổi Trẻ Quốc hội có ban hành nghị quyết hoặc ra tuyên bố về tình hình biển Đông theo đề nghị của một số vị đại biểu Quốc hội không, ông Lưu đáp: “Một số đại biểu Quốc hội có đề xuất là Quốc hội có nghị quyết riêng. Nhưng ngay từ đầu kỳ họp, Quốc hội đã thảo luận, trao đổi về vấn đề này rất kỹ, rất công khai. Ngay sau cuộc họp đó, Quốc hội đã có thông báo nêu rõ lập trường chính nghĩa của ta và nói rõ quan điểm xử lý vấn đề biển Đông. Cũng trong kỳ họp này, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội cũng đã có công hàm gửi đến Quốc hội và nghị sĩ các nước, trong đó cũng nêu rõ những quan điểm của VN đối với vấn đề biển Đông”. “Ngày mai trong phiên bế mạc kỳ họp Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội một lần nữa cũng sẽ nói rõ lập trường của Việt Nam để cử tri, nhân dân trong nước và kiều bào, bạn bè ta ở nước ngoài rõ thái độ của chúng ta trong việc xử lý vấn đề biển Đông”, ông Lưu cho biết. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận