Máy bay Trung Quốc gầm rú đe dọa 19 ngày, 6 vụ tấn công tàu cá Việt NamTàu chấp pháp Việt Nam tiếp cận giàn khoan 981 tại vị trí mới
Phóng to |
Tàu hải cảnh 3411 ngăn tàu Cảnh sát biển Việt Nam tiến sâu vào khu vực giàn khoan Hải Dương 981 - Ảnh: My Lăng |
Trưa 30-5, tàu cảnh sát biển 2016 đã nhận được lệnh cơ động di chuyển đến vị trí cũ nơi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 để quan sát, nắm tình hình. Suốt dọc đường đến khu vực này, tàu 2016 ghi nhận có rất nhiều tàu cá vỏ sắt của Trung Quốc đang hoạt động, ngăn cản các tàu cá và quấy nhiễu các tàu chấp pháp của Việt Nam. Mục đích của việc quay lại vị trí này nhằm tìm kiếm các vết dầu loang, vật thể từ vị trí hạ đặt của giàn khoan Hải Dương 981. Khi đến gần vị trí này, tàu 2016 đã phát hiện hai tàu hộ vệ tên lửa của Trung Quốc vẫn án ngữ tại đây. Khi phát hiện tàu 2016, một trong hai tàu hộ vệ tên lửa này đã lao ra đe dọa. Đến 15g, tàu 2016 đã được lệnh rời vị trí để trở về gia nhập lại biên đội tàu của Việt Nam đang hoạt động tại khu vực gần vị trí mới của giàn khoan Hải Dương 981.
Hai mũi tàu cách nhau 50m
Khâm phục sự kiềm chế của Việt Nam Đây là đánh giá của nhà báo Manami Sasaki - trưởng đại diện nhật báo Asahi (Nhật Bản) tại Hà Nội. Gần một tuần có mặt tại Hoàng Sa, ông đã chứng kiến sự hung hăng của tàu Trung Quốc, nhưng đáp lại tàu Việt Nam chỉ tránh né, tuyên truyền bằng loa, hạn chế tối đa các va chạm. Ông Manami Sasaki nói ông rất ấn tượng về sự kiềm chế này, điều đó cũng thể hiện rõ đối sách mà Việt Nam đang sử dụng tại Hoàng Sa lúc này. |
Trước đó vào 7g30, một cuộc đối đầu quyết liệt giữa các tàu Việt Nam và các tàu hải cảnh của Trung Quốc đã xảy ra. Khi đó, các tàu Việt Nam đang ở cách giàn khoan Hải Dương 981 khoảng 10 hải lý, sử dụng loa công suất cao để tuyên truyền thì Trung Quốc điều các tàu hải cảnh 46001, 13101, 31101 và hai tàu kéo lao ra đuổi theo các tàu Việt Nam, đồng thời một loạt tàu ở phía trong cũng tăng tốc, tiếp tục sử dụng chiến thuật “lấy thịt đè người”. Trong đó tàu hải cảnh 13101 và 31101 của Trung Quốc đuổi theo tàu kiểm ngư HP51 của Việt Nam. Tuy nhiên tàu HP51 đã cơ động luồn lách và tránh được tất cả các cú quặt lái cố tình đâm va của các tàu Trung Quốc, kiên quyết không rời khỏi khu vực hiện trường gần nơi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981.
Cùng thời điểm này, tàu hải cảnh 46001 lao thẳng với tốc độ cao về tàu cảnh sát biển 2016. Tuy nhiên, khi tàu hải cảnh 46001 còn cách tàu 2016 khoảng 1 liên (184m) thì giảm tốc độ và tiến đến vị trí đối đầu với tàu 2016, hai mũi tàu cách nhau chỉ khoảng 50m. Việc ghìm giữ nhau giữa hai tàu kéo dài khoảng năm phút, không tàu nào chịu lui trước. Song khi tàu hải cảnh 13101 lao đến thì tàu 2016 của ta đã chủ động lui để tránh việc đâm va nhằm tránh gây thương vong thiệt hại. Theo đánh giá của trung úy Quản Đình Dương - thuyền trưởng tàu 2016, tàu Trung Quốc tiếp cận các tàu của Việt Nam với mục đích đe dọa, nhưng đã hạn chế việc sử dụng vòi rồng và đâm va. Theo trung úy Dương, có thể do truyền thông trong và ngoài nước đã đưa tin, lên án hành động này của Trung Quốc nên các tàu Trung Quốc đã có phần xuống nước. Trong cuộc đối đầu sáng 30 -5, tàu Trung Quốc chỉ ghìm giữ tàu Việt Nam với mục đích gài bẫy, để tàu Việt Nam khi nổ máy di chuyển hoặc do dòng chảy của các dòng hải lưu sẽ có những va chạm tạo cho Trung Quốc có cớ để vu cáo. Tuy nhiên các tàu Việt Nam đều mưu trí, khôn khéo tránh được. Cuộc đối đầu này kéo dài khoảng 30 phút cho đến khi các tàu Việt Nam di chuyển ra xa hơn 10 hải lý so với giàn khoan Hải Dương 981.
Phóng to |
Tàu hải cảnh 3411 của Trung Quốc luôn cố ngăn cản tàu cảnh sát biển Việt Nam tiến sâu vào khu vực giàn khoan - Ảnh: My Lăng |
Máy bay Trung Quốc xuất hiện nhiều lần
Cũng trong ngày 30-5, máy bay Trung Quốc đã nhiều lần xuất hiện, bay ở độ cao thấp, đe dọa các tàu Việt Nam. Từ tàu cảnh sát biển 2015, PV Tuổi Trẻ cho biết lúc 13g, Trung Quốc đã điều máy bay quân sự số hiệu 3843 áp sát trên nóc tàu cảnh sát biển 8003 và 2015, bay vòng ở độ cao 700-800m. Trước đó từ 11g30-11g50, máy bay 3843 bay trên các tàu kiểm ngư và cảnh sát biển Việt Nam sáu vòng liên tiếp ở độ cao rất thấp 250-300m.
Đáng lưu ý, vào 8g sáng, ở khu vực quanh các tàu cảnh sát biển Việt Nam, rađa ghi nhận có 80 tàu Trung Quốc, trong đó có hai tàu quân sự. Nhưng đến 17g chỉ ghi nhận được 45 tàu, điều này được các sĩ quan trên tàu cảnh sát biển giải thích có thể các tàu Trung Quốc đã lắp thiết bị nhận dạng mục tiêu nên trên màn hình rađa không xuất hiện tín hiệu của các tàu này. Đánh giá về tình hình tàu Trung Quốc bố trí đội hình, trung tá Phan Duy Cường - trợ lý tác chiến Bộ tư lệnh Cảnh sát biển - cho biết Trung Quốc vẫn bố trí tàu gồm ba lớp, lớp thứ nhất canh giàn khoan, lớp thứ hai cách 3 hải lý, lớp thứ ba cách 8 hải lý.
Tàu kiểm ngư đã cách giàn khoan 2,8 hải lý Cục Kiểm ngư (Bộ NN&PTNT) cho biết trong ngày 30-5, dù bị các tàu Trung Quốc ngăn cản quyết liệt nhưng lực lượng kiểm ngư đã tiếp cận giàn khoan Hải Dương 981 ở khoảng cách 2,8 hải lý để thực hiện nhiệm vụ. Báo cáo nhanh của Cục Kiểm ngư cũng cho biết ngày 30-5, các tàu của lực lượng kiểm ngư đã di chuyển từ khu vực đông nam tiến về phía giàn khoan, vào cách giàn khoan 5-6 hải lý thì bị nhóm tàu hải cảnh, ngư chính, tàu kéo, tàu vận tải của Trung Quốc áp sát, vây ép. Tuy nhiên, tàu kiểm ngư vẫn tiếp cận gần giàn khoan nhất có thể để thực hiện công tác tuyên truyền với cường độ cao. Theo Cục Kiểm ngư, ngày 30-5 phía Trung Quốc duy trì 117 tàu các loại gần khu vực để bảo vệ giàn khoan, trong đó có 4 tàu quân sự, 13 tàu vận tải, 33 tàu hải cảnh, 17 tàu kéo, 50 tàu cá vỏ sắt. Số tàu này có giảm so với hôm trước do Trung Quốc đã đưa một số tàu về. |
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
Trung Quốc có kế hoạch xây đảo nhân tạo ở Trường SaBáo chí Trung Quốc lại giở giọng đe dọa Việt Nam Trung Quốc tăng cường tàu kéo, điều máy bay chụp ảnh tàu VNTrung Quốc xấc xược “rút dao” đe dọa láng giềng Giàn khoan Trung Quốc đe dọa hòa bình
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận