Phế phẩm ruột heo thành thuốc chữa bệnh?Ghê sợ với lòng heo thốiBiến lòng thối, bã phân heo thành... thuốc chữa bệnh
Cán bộ đoàn liên ngành huyện Bình Chánh kiểm tra hai cơ sở thuộc Công ty Thuyên Mỹ sáng 31-3 - Ảnh: Đại Việt |
Thời điểm kiểm tra (lúc 7g sáng) dù chưa hoạt động nhưng tại hai cơ sở này tập kết nhiều bao tải chứa dịch nhầy (bã phân) từ lòng heo thối nằm la liệt dưới nền đất, ruồi nhặng bu kín. Nhiều cán bộ trong đoàn kiểm tra phải thoái lui ra ngoài vì mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Hai cơ sở này còn có nhiều loại hóa chất để ngâm, xử lý lòng thối gồm natri hydroxit (NaOH, xút ăn da), nitric acid (HNO3), cồn và nhiều loại phẩm màu...
Kiểm tra giấy phép kinh doanh, đoàn liên ngành phát hiện hai cơ sở này thuộc Công ty TNHH thương mại Thuyên Mỹ (đăng ký thay đổi nhiều lần, tên cũ là Công ty TNHH Minh Oanh) do bà Nguyễn Thị Mỹ Chi (22 tuổi, quê Cần Thơ) làm giám đốc. Công ty này được Sở Kế hoạch - đầu tư TP.HCM cấp giấy phép kinh doanh ngày 10-9-2013 với các ngành nghề gồm: sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản (trừ sản xuất, chế biến thực phẩm tươi sống tại trụ sở), buôn bán đồ dùng khác cho gia đình (trừ kinh doanh dược phẩm) và một ngành nghề rất lạ đời là... nấu cao bằng ruột heo (!?).
Bà Nguyễn Thị Mỹ Chi cho biết lòng thối dùng để sản xuất cao được thu gom từ nhiều nguồn, qua nhiều mối trung chuyển với giá 7.000 đồng/kg. Ông Cao Guang Minh (chồng bà Chi) chỉ đạo công nhân cạo lấy “dưỡng chất” (bã phân), sau đó ngâm hóa chất, nấu cô đặc thành cao để ông mang qua Trung Quốc bán. Trung bình 1 tấn lòng thối qua quá trình ngâm ủ, nấu cho ra 0,5kg cao.
Trạm thú y huyện Bình Chánh lập biên bản xử phạt công ty 6 triệu đồng với các sai phạm gồm kinh doanh sản phẩm động vật không có nguồn gốc, giấy kiểm dịch, nơi chế biến sản phẩm động vật không đảm bảo vệ sinh thú y, đồng thời tiêu hủy 381kg phế phẩm lòng thối. UBND xã Lê Minh Xuân cũng xử phạt công ty này về hành vi gây ô nhiễm môi trường.
Ông Trần Quang Sang, chủ tịch UBND xã Lê Minh Xuân, cho biết dù Công ty Thuyên Mỹ gây ô nhiễm môi trường, chính quyền địa phương nhiều lần xử lý (cắt điện không cho hoạt động) nhưng do công ty này được cấp giấy phép... sản xuất cao nên xã không đủ thẩm quyền xử lý. “Sắp tới xã sẽ phối hợp với Phòng kinh tế huyện kiến nghị UBND TP rút giấy phép hoạt động của công ty này” - ông Sang nói.
Dẹp nạn bơm nước, giết mổ lậu Ngày 31-3, sau khi Tuổi Trẻ có bài phản ánh tình trạng bơm nước vào gia súc, ông Mai Hoàng Việt, chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh An Giang, cho biết ngay trong ngày chi cục đã họp và đưa ra các biện pháp để loại trừ triệt để nạn bơm nước vào gia súc tại Xí nghiệp Chế biến lâm súc sản. Theo đó, chi cục yêu cầu xí nghiệp thực hiện nghiêm và tuân thủ đúng các quy định, quy trình giết mổ, loại bỏ các dụng cụ, phương tiện dùng bơm nước trong các ô chứa nhốt. Chi cục cũng báo với địa phương dẹp ngay điểm bơm nước tập trung ngay trước cửa phụ của xí nghiệp. Mặt khác tuyên truyền phổ biến và yêu cầu các thương lái cam kết thực hiện đầy đủ quy định về giết mổ, không được bơm nước vào gia súc, đồng thời bổ sung lực lượng liên ngành để kiểm tra xử phạt. Đ.VỊNH |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận