Quốc hội dành trọn ngày thảo luận Dự thảo sửa đổi Hiến pháp
Trao đổi với báo chí về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Nguyễn Minh Quang nói:
Phóng to |
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Nguyễn Minh Quang - Ảnh: Việt Dũng |
- Sự quan tâm của đại biểu Quốc hội rất xác đáng vì thu hồi đất cũng là vấn đề quan tâm của toàn xã hội, chúng tôi đồng tình những nội dung được đề cập tại điều 53 trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp liên quan đến đất đai.
Trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) có các điều 61, 62 và 63 quy định về nội dung này, đáp ứng được những vấn đề trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã nêu, nghĩa là thu hồi đất vì mục đích như thế nào, phân loại đất ra sao, thẩm quyền thu hồi đất thế nào... Phân rõ thẩm quyền của Quốc hội, Chính phủ và thẩm quyền của HĐND cấp tỉnh đối với việc thu hồi đất.
Trước đây chúng ta thu hồi đất cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bên cạnh những đóng góp rất lớn cũng có nhiều tồn tại liên quan đến khiếu kiện, liên quan đến quyền lợi của người dân. Có nhiều trường hợp thu hồi đất sau đó không đưa vào sử dụng, những tồn tại này sẽ được khắc phục trong Luật Đất đai (sửa đổi) lần này.
* Nếu việc sửa đổi Luật Đất đai lần này được Quốc hội thông qua thì tới đây việc thu hồi đất ở cấp tỉnh phải thông qua HĐND?
- Dự thảo luật quy định các cấp thẩm quyền cụ thể, việc nào cần có chủ trương của Quốc hội thì phải đưa ra Quốc hội, của Chính phủ thì theo thẩm quyền Chính phủ. Đối với cấp tỉnh thì phải thông qua HĐND, chứ không phải UBND có thể quyết định thu hồi được ngay, nghĩa là muốn thu hồi đất ở đâu thì phải trình HĐND thông qua. Lần này chúng ta sẽ làm chặt chẽ để tránh tùy tiện trong thu hồi đất.
Đối với những dự án có sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp với người dân thì chúng ta khuyến khích, nhất là những dự án diện tích đất nhỏ thì nên áp dụng cơ chế thỏa thuận.
* Về giá đất, dự thảo luật quy định như thế nào để đảm bảo quyền lợi của người dân có đất bị thu hồi?
- Về giá đất cũng được quy định theo hướng chặt chẽ hơn, vì trong luật không thể nêu hết được các vấn đề nên có một nghị định riêng về giá đất, sẽ có thay đổi theo hướng tính toán lợi ích của người dân. Trước đây chúng ta cứ nói giá đất thị trường, nhưng phải hiểu rằng thị trường là trong điều kiện bình thường, chứ thị trường như vừa rồi giá ảo nhiều hơn.
* Công tác chuẩn bị triển khai Luật Đất đai (sửa đổi) khi được Quốc hội thông qua đã được chuẩn bị tới đâu, thưa ông?
- Nếu luật được thông qua thì dự kiến ngày 1-7-2014 có hiệu lực. Cũng có ý kiến nói rằng nên để đến hết năm 2014 luật mới có hiệu lực vì phải chuẩn bị. Nhưng hiện nay công tác chuẩn bị là tương đối khẩn trương, chúng tôi đã chuyển đến các đại biểu Quốc hội năm dự thảo nghị định, vì vậy không nên kéo dài theo thời gian luật có hiệu lực vì dự án luật này đã được người dân chờ đợi rất lâu.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận