Phóng to |
Tháng 9/1935, ông lập gia đình với bà Nguyễn Thị Quang Thái, em ruột của nhà cách mạng Nguyễn Thị Minh Khai. Sau này, trong một lần đến thăm nhà tù Hỏa Lò cùng con gái Hồng Anh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp xúc động ghi trong cuốn sổ tưởng niệm: "Nhớ mãi hương hồn các anh chị, nhớ mãi hình ảnh của Quang Thái, người vợ, người mẹ của chúng tôi" |
Phóng to |
Võ Nguyên Giáp từng dạy môn lịch sử tại trường tư thục Thăng Long, Hà Nội (1932 - 1939). Ông vừa dạy học, vừa học trường Luật, vừa viết bài cho các báo |
Phóng to |
Chùm ảnh về thân sinh cùng gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp |
Phóng to |
Vợ chồng Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Đặng Bích Hà cùng 5 người con (1963). Từ trái sang phải: hàng đầu: Võ Hạnh Phúc, Võ Điện Biên, Võ Hồng Nam, Võ Hòa Bình. Hàng sau: Bà Đặng Bích Hà, Võ Hồng Anh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp |
Phóng to |
Năm 1930, khi mới 19 tuổi, trong sự kiện Xô Viết Nghệ Tĩnh, Võ Nguyên Giáp bị bắt và giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế) |
Phóng to |
Võ Nguyên Giáp tham gia cuộc gặp mặt các nhà yêu nước tại khách sạn Lạc Xuân, Hàng Bông, Hà Nội năm 1938 |
Phóng to |
Một trong những bài báo đầu tiên của Võ Nguyên Giáp dưới bút danh Hải Thanh có tên "Vũ trụ và tấn hóa" in trên báo Tiếng dân năm 1929 do cụ Huỳnh Thúc Kháng làm chủ bút |
Phóng to |
Ngày 22/12/1944, tại Cao Bằng, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân làm lễ thành lập với 34 chiến sĩ, do Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy |
Phóng to |
Ngày 26/8/1945, Tư lệnh Việt Nam Giải phóng quân Võ Nguyên Giáp duyệt binh lần đầu ở Hà Nội sau khi giành được chính quyền |
Phóng to |
Toán Con Nai (Mỹ) thuộc lực lượng đồng minh chụp ảnh kỷ niệm với Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ trưởng Nội vụ Võ Nguyên Giáp tại Hà Nội |
Phóng to |
Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Quốc hội thành lập sau tổng tuyển cử 6-1-1946 (Võ Nguyên Giáp đứng hàng thứ hai ngoài cùng bên phải) |
Phóng to |
Năm 1948, ở tuổi 37, Võ Nguyên Giáp được phong quân hàm đại tướng và trở thành đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam |
Phóng to |
Bộ trưởng Nội vụ Võ Nguyên Giáp được Chủ tịch Hồ Chí Minh cử vào Nam Trung Bộ kiểm tra tình hình chiến đấu. Ảnh chụp tại đình Xuân Hòa, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa tháng 1-1946, bên cạnh là luật sư Phan Anh |
Phóng to |
Ngày 2/9/1946, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tròn một năm thành lập. Bí thư Tổng Quân ủy Võ Nguyên Giáp tuyên đọc Nhật lệnh của Quân ủy hội |
Phóng to |
Ngày 27-5-1948, tại Lục Rã, chân đèo Re (phía Tuyên Quang), Hội đồng chính phủ dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao quân hàm Đại tướng cho Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp |
Phóng to |
Bộ trưởng Quốc phòng Võ Nguyên Giáp (thứ 4 từ trái sang) cùng một số đại biểu tại Hội nghị Chính trị viên toàn quốc lần thứ hai gồm các chính trị viên khu và chính trị viên trung đoàn, họp từ ngày 6 đến 11-3-1948 |
Phóng to |
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Quyền trưởng ban Thường trực Quốc hội Tôn Đức Thắng với các Bộ trưởng tại Việt Bắc (1948). Trong ảnh, phía sau Hồ Chí Minh và Tôn Đức Thắng, từ trái sang phải: Bồ Xuân Luật, Nguyễn Văn Tạo, Phan Mỹ, Võ Nguyên Giáp, Lê Văn Hiếu, Bùi Công Trừng và Tạ Quang Bửu |
Phóng to |
Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm việc tại chiến khu Việt Bắc |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận