Phóng to |
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong buổi tiếp xúc cử tri quận Tây Hồ - Ảnh: Nguyễn Khánh |
“Việc lấy phiếu tín nhiệm được nhiều cử tri đề cập, ý kiến chung khẳng định bước đầu có kết quả tốt. Đây là thực hiện nghị quyết trung ương 4 về xây dựng Đảng, lần đầu tiên chúng ta làm, cần tiếp tục rút kinh nghiệm tìm ra phương án tốt nhất. Lấy phiếu tín nhiệm cũng là để cảnh tỉnh, răn đe, qua lấy phiếu cũng có khối anh sợ”. |
Giải đáp vấn đề được cử tri Nông Quang Lộc (phường Hàng Mã) nêu ra là nên ghi vào Hiến pháp “Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước và Chủ tịch nước làm chủ tịch Hội đồng Hiến pháp”, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “Cơ chế Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước đã có nhiều ý kiến nêu ra từ mấy nhiệm kỳ rồi. Trung Quốc và Lào cũng có cơ chế như vậy. Ở nước ta, vấn đề này do Đảng phân công, còn Chủ tịch nước thiết chế bộ máy nhà nước không phải cá nhân con người cụ thể. Tùy từng giai đoạn có thể kiêm hay không kiêm là do trung ương phân công Tổng bí thư sang làm Chủ tịch nước, đó là việc nội bộ không nên ghi “cứng” vào Hiến pháp. Cũng phải nói thật, đề phòng trường hợp quyền lực quá tập trung vào một người, xảy ra cái gì nếu tốt là phúc cho dân tộc, nhưng chẳng may nếu tính toán không kỹ thì để lại hậu quả. Bây giờ Chủ tịch nước lại là chủ tịch Hội đồng Hiến pháp nữa thì quyền to quá. Ta là cơ chế lãnh đạo tập thể. Bác Hồ nói rồi, nguyên tắc là lãnh đạo tập thể, phân công trách nhiệm cá nhân. Phát huy được dân chủ thì tốt hơn”.
Theo Tổng bí thư, đến nay còn lại bốn vấn đề lớn trong nội dung dự thảo sửa đổi Hiến pháp còn ý kiến khác nhau. Đầu tiên là xung quanh các thành phần kinh tế, tiếp đó liên quan đến thu hồi đất. Hai vấn đề còn lại là về chính quyền địa phương và Hội đồng Hiến pháp. Trong đó, bên cạnh phương án xác định “nền kinh tế VN là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế và bình đẳng trước pháp luật, kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo”, còn có ý kiến nêu phương án khác là không nên có câu “kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo”. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói tuyệt đại đa số đang tán thành với phương án khẳng định kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, vì chúng ta đang xây dựng CNXH, kinh tế nhà nước đang có yếu kém, đang có “bệnh tật” nhưng không phải là chủ đạo thì sẽ ra sao?
Tình hình biển Đông đang dịu dần
Sau khi lắng nghe kỹ ý kiến phát biểu và một số câu hỏi của cử tri, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu cụ thể, thấu đáo về từng vấn đề, đồng thời trả lời trực tiếp một số câu hỏi. Chúng tôi xin trích đăng một số nội dung đáng chú ý dưới đây.
* Cử tri Dương Văn Tiện (phường Nhật Tân): Trong cuộc làm việc giữa Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama có đề cập dự kiến hoàn tất đàm phán về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sớm nhất có thể trong năm nay. Vậy thưa Tổng bí thư, TPP có thể kết thúc đàm phán trong năm 2013 hay không?
- Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: Quan điểm của chúng ta là vừa hợp tác vừa đấu tranh, cái gì có lợi cho quốc gia, cho quốc kế dân sinh thì chúng ta mới làm, còn làm mà để thiệt thòi đến lợi ích quốc gia thì dứt khoát chúng ta không làm. Việc đàm phán là vô cùng khó khăn phức tạp vì liên quan nhiều nước lớn. Giờ đã đến vòng 3-4, đàm phán tay đôi, rồi đàm phán tay ba, rồi đàm phán với tất cả các nước. Cho đến bây giờ phương án chúng ta chọn chưa có, nếu lợi thì chúng ta mới làm. Thế còn khi nào đàm phán đạt được thỏa thuận thì đương nhiên thông qua, còn vướng thì chưa thể thông qua. Mà tôi biết là vướng, khó lắm, một số nước đang muốn ký kết sớm trong năm nay nhưng dự báo khả năng khó.
* Cử tri Dương Văn Tiện: Kính thưa Tổng bí thư, liệu với tình hình biển Đông thì có xảy ra xung đột trên biển hay không?
- Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nói ngay là có xảy ra xung đột hay không thì rất khó, phải có căn cứ, cơ sở. Biển Đông không chỉ có trong mối quan hệ giữa ta và Trung Quốc, mà còn nhiều vấn đề như tự do an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, rồi quan hệ đến nhiều nước khác... Giữa ASEAN và Trung Quốc đã ký DOC (Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông). Nếu chỉ là tuyên bố thì giá trị pháp lý thấp, cho nên giữa ASEAN và Trung Quốc đang cùng nhau đàm phán xây dựng COC (Bộ quy tắc về ứng xử trên biển Đông). Quy tắc thì cao hơn tuyên bố. Hiện còn đang đàm phán...
Phải kiên trì với phương châm tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, cùng có lợi, nếu có tranh chấp thì phải giải quyết bằng hòa bình, thương lượng trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước về luật biển năm 1982. Quan điểm của ta là kiên định nguyên tắc đó.
Tinh thần là phải tôn trọng luật pháp quốc tế. Trên thực tế như bà con cử tri đã theo dõi, rõ ràng sau chuyến thăm của Tổng bí thư ta sang Trung Quốc ký nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển gồm có sáu điểm, rồi sau đó là chuyến thăm của Chủ tịch nước ta sang Trung Quốc, sắp tới đây có lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc sang thăm ta thì tình hình đang hòa dịu dần, giải tỏa được nhiều vấn đề, tìm cơ chế hợp tác cho tốt đôi bên với tinh thần hữu nghị, hợp tác.
Đừng để “người ta cười ngành giáo dục” Sáng 28-9, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM đã có buổi tiếp xúc với gần 100 cử tri ngành GD-ĐT TP. Tại buổi làm việc, cô Phạm Thị Huệ - hiệu trưởng Trường THCS Bạch Đằng, quận 3 - phát biểu: “Ai cũng biết phải là giáo viên ưu tú mới được chọn lựa lên làm cán bộ, chuyên viên sở, phòng GD-ĐT. Thế nhưng khi lên sở, phòng GD-ĐT thì họ bị cắt hết phụ cấp thâm niên, phụ cấp ưu đãi. Sự bất cập này đã tồn tại nhiều năm nay nên hiện trưởng phòng GD-ĐT quận chúng tôi không tìm được người lên làm chuyên viên”. Trong khi đó bà Lê Minh Ngọc, nguyên phó giám đốc Sở GD-ĐT TP, lo ngại: “Với cách tính phụ cấp như hiện nay, lớp giáo viên trẻ sẽ nhìn vào sự thiệt thòi của những người đi trước. Liệu họ có còn tâm huyết để phấn đấu nữa không?”. Bên cạnh đó, nhiều đại biểu đã đề nghị bổ sung một số chức danh trong định biên nhà trường như tổng phụ trách Đội, bảo mẫu, cấp dưỡng... vì hiện các trường phải vận động phụ huynh để trả lương cho đội ngũ này. Nhiều đại biểu cũng đề nghị Quốc hội cần “nhắc nhở” Bộ GD-ĐT nên cẩn trọng hơn khi ban hành các quy định, quy chế... Ví dụ như thông tư 17 của Bộ GD-ĐT về dạy thêm - học thêm là không phù hợp với thực tế. Không thể cấm dạy thêm trong bối cảnh phụ huynh có nhu cầu cho con em mình đi học thêm. “Ngay cả quy định cộng điểm ưu tiên cho bà mẹ VN anh hùng khi đi thi đại học, rồi chuyện một số tỉnh thành bị cắt cờ thi đua vì tỉ lệ tốt nghiệp năm sau cao hơn năm trước... là chuyện hết sức kỳ cục trong ngành, không thể chấp nhận được. Dân người ta đọc, người ta cười ngành giáo dục ghê lắm” - bà Lê Minh Ngọc nói. |
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
Hiến pháp còn bốn vấn đề lớn có ý kiến khác nhauChỉ nên áp dụng hai mức tín nhiệmKết quả lấy phiếu tín nhiệm bước đầu có tác dụng tốtXử lý tham nhũng chưa đúng mức độ
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận