Gỡ bỏ bản đồ ghi sai chủ quyền Hoàng Sa
Phóng to |
Một trong những giải pháp phát huy nội lực là trọng dụng những người tài như GS Ngô Bảo Châu. Trong ảnh: GS Ngô Bảo Châu (giữa) trò chuyện với GS Rolf Heuer, tổng giám đốc Trung tâm Nghiên cứu hạt nhân châu Âu (bìa phải) và GS George Smoot, giải Nobel vật lý năm 2006, tại Bình Định tháng 8-2013 - Ảnh: Trường Đăng |
Nhìn ra thế giới ngày nay không thiếu những quốc gia mà dân số, diện tích và tài nguyên ở mức vừa phải hoặc rất khiêm tốn, nhưng nội lực của họ ai cũng phải kính nể.
Ngay trong khu vực có Singapore, nhìn xa hơn có Hàn Quốc, Israel... Nội lực của một quốc gia có thể được thể hiện ra bên ngoài bằng sự phát triển kinh tế, bằng sự chiếm lĩnh các đỉnh cao về khoa học - công nghệ, bằng sự thăng hoa về văn hóa, bằng hình ảnh một xã hội dân chủ, văn minh.
Đó là thể hiện ra bên ngoài, còn suy đến cùng nội lực đó được quyết định bởi yếu tố con người chứ không phải tài nguyên hay viện trợ nước ngoài. Trong cuộc chạy đua hối hả đến tương lai của thế giới ngày nay, dân tộc nào chậm trễ và trì trệ thì sớm hay muộn sẽ bị đẩy vào toa đen của lịch sử.
“Vua tôi đồng lòng, anh em trên dưới hòa thuận”
* Vậy nội lực của nước ta phải nhìn vào yếu tố con người?
- Tổng bí thư Trường Chinh khi trình bày báo cáo chính trị tại Đại hội VI của Đảng đã nói: “Thái độ của Đảng ta trong việc đánh giá tình hình là nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”.
Với thái độ như vậy, có thể nói con đường đổi mới tạo nên sức bật to lớn của đất nước trong những năm qua chính là nhờ giải phóng sức dân và thuận theo lòng dân.
Nhìn lại lịch sử dân tộc, vào thời nhà Trần - một trong những triều đại phong kiến hưng thịnh nhất, trước khi Trần Hưng Đạo qua đời, nhà vua có đến hỏi kế sách giữ nước thì Trần Hưng Đạo dặn lại hai điều quan trọng nhất: Một là khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc và hai là vua tôi đồng lòng, anh em trên dưới hòa thuận.
Đây là kế sách và cũng chính là sức mạnh dân tộc mà Trần Hưng Đạo đã phát huy ở mức cao nhất để ba lần đánh thắng Nguyên Mông - đạo quân được coi là mạnh nhất thời bấy giờ.
Nội lực không ở đâu xa, nội lực nằm trong sức dân, nằm trong sự đoàn kết, hòa thuận trên dưới. Nhìn như vậy, chúng ta thấy rằng sự hưng thịnh - suy vong của đất nước gắn rất chặt với một đường lối lãnh đạo sáng suốt, biết phát huy sức dân và tạo ra sự đồng thuận để đi tới.
Chúng ta đã nói quá nhiều đến cách mạng là sự nghiệp của quần chúng và “đẩy thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân”.
Điều đó đúng nhưng chưa đủ để lý giải quá trình lịch sử phát triển của các quốc gia. Cần thấy rằng với đất nước nào cũng vậy, sự hưng vong, thịnh suy phụ thuộc rất lớn vào trí tuệ và phẩm chất của đội ngũ lãnh đạo và nhất là những người ở vị trí nắm quyền lực tối cao.
* Trong cuộc trò chuyện với Tuổi Trẻ, nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình nói rằng bà tin tưởng ở tương lai tươi sáng của dân tộc, đồng thời bày tỏ lo lắng mà như bà đặt câu hỏi là: “Nếu không sốt ruột với tình hình đất nước hiện nay, có phải chúng ta vô cảm với số phận của dân tộc không?”. Ông trả lời câu hỏi này như thế nào?
- Muốn phát huy nội lực đủ sức bảo vệ nền độc lập, chủ quyền đất nước, một trong những việc đầu tiên cần làm là ra tay xóa bỏ những yếu tố cản trở sức dân, cản trở sự đoàn kết, hòa thuận trên dưới hiện nay.
Yếu tố cản trở đó là gì? Chắc rằng mỗi người sẽ có suy nghĩ riêng. Theo tôi, yếu tố đó nằm ngay trong nhận định của Đảng.
Văn kiện Đại hội XI của Đảng đã nêu rõ: “Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp, cùng với sự phân hóa giàu nghèo và sự yếu kém trong quản lý, điều hành của nhiều cấp, nhiều ngành làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, đe dọa sự ổn định, phát triển của đất nước”.
Như vậy, đây chính là những hòn đá tảng cản đường đi lên của đất nước.
Chúng ta nói phát huy nguồn nhân lực, trọng dụng nhân tài nhưng chừng nào còn tham nhũng, còn chạy chức chạy quyền... thì người tài còn bị bỏ sót.
Hãy nói thật với nhau là chính tình trạng nêu trên khiến việc sử dụng nhân tài để chấn hưng đất nước còn rất khó khăn. Chẳng phải 63 tỉnh thành đều có chính sách “trải thảm đỏ”, đều có chính sách chiêu hiền đãi sĩ và làm rất ồn ào hay sao, nhưng kết quả đến đâu? Tôi vừa đọc trên báo Tuổi Trẻ là ngay đến cả tiến sĩ cũng phải... tháo chạy.
Cái gốc của vấn đề nằm ở tình trạng suy thoái, tham nhũng, lãng phí, quan liêu... Nếu không trị từ cái gốc này thì cũng chỉ là cầm kiếm chém vào không khí.
Xa rời cuộc sống sẽ bị đào thải
* Với nội lực của đất nước hiện nay, ông có suy nghĩ gì về vấn đề bảo vệ độc lập, chủ quyền trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động?
- Trong một thế giới hội nhập, mọi diễn biến về an ninh, chiến tranh dù cục bộ đều có ảnh hưởng qua lại dù mức độ có thể khác nhau.
Hơn nữa, ngày nay vấn đề độc lập, chủ quyền không dừng lại ở biên giới lãnh thổ, ngay trên lãnh thổ và trong không gian sinh tồn của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia còn phải lo bảo đảm chủ quyền kinh tế, sự độc lập trong đường lối đối ngoại và công việc chính trị. Nếu nói ngắn gọn, chúng ta phải nhìn thấy vấn đề với một tầm nhìn xa để có đối sách phù hợp, tôn trọng luật pháp quốc tế và đặt lợi ích quốc gia lên trên hết.
* Kế sách hàng đầu để phát huy nội lực của đất nước hiện nay là gì?
- Không ai phủ nhận được những thành tựu to lớn chúng ta đã đạt được, nhưng ai cũng thấy về nhiều mặt, nhất là về phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng chúng ta đang tụt hậu so với nhiều nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia... Hơn bao giờ hết, chúng ta cần có nhận thức đúng về vị thế của VN hiện nay, thấy được nỗi nhục “thua chị kém em” để hun đúc ý chí vươn lên.
Kế sách thì có nhiều, nhưng tất cả phải từ cuộc sống. Những gì xa rời cuộc sống sẽ bị đào thải.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận