Giấy chứng nhận này đã phần nào giải thích được “quyết định khó hiểu” của Vũng Tàu Marina trong việc cho phép ông Phạm Duy Phúc được sử dụng hai canô của bộ đội biên phòng đã bàn giao cho Việt - Séc để bảo trì, sửa chữa (Tuổi Trẻ ngày 8-8).
Theo giấy chứng nhận do phòng đăng ký doanh nghiệp Sở Kế hoạch - đầu tư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cấp lần đầu vào tháng 10-2012 và thay đổi lần thứ nhất vào ngày 11-3-2013, Vũng Tàu Marina do năm cổ đông sáng lập gồm: Công ty cổ phần công nghệ Việt - Séc (do ông Vũ Văn Đảo làm giám đốc - pv), ông Vũ Văn Đảo và ba cá nhân khác. Đáng chú ý, trong ba người còn lại có ông Hà Ngọc Phước - giám đốc nhà máy bọc ống dầu khí thuộc Công ty cổ phần Sản xuất ống thép dầu khí VN (PV Pipe). Ông Hà Ngọc Phước chính là người đã tổ chức cho công nhân của mình đi từ nhà máy ở Gò Công Đông, Tiền Giang sang Vũng Tàu vào chiều tối 2-8 và đã xảy ra tai nạn thảm khốc. Cũng theo giấy chứng nhận này, ông Vũ Văn Đảo là người đại diện theo pháp luật của công ty với chức danh “chủ tịch hội đồng quản trị”.
* Sau khi chỉ đạo lập tổ điều tra đặc biệt vụ canô chìm trên biển Cần Giờ (TP.HCM), Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng vừa có quyết định thành lập ban chỉ đạo điều tra xác định nguyên nhân và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan đến vụ tai nạn.
____________
Tin bài liên quan:
Cận cảnh ca nô chở 30 người gặp nạnĐã tìm được thi thể thứ 7 trong vụ lật ca nôCanô gặp nạn ở Cần Giờ chở khách khi đang sửa chữa6 giờ vật lộn với tử thần tại biển Cần GiờKỳ nghỉ cuối tuần đẫm nước mắtHành khách đu trên thân ca nô lật nghiêng nhiều giờNgười trên tàu không đủ áo phao!Ca nô chở khách bị chìm, 9 người mất tíchTìm thấy thêm một thi thể nạn nhân chìm tàuGiây phút 21 nạn nhân sống sót trong ca nô H29 cập bờChìm canô trên biển Cần Giờ: còn nhiều ẩn khuất phải làm rõVụ chìm canô trên biển Cần Giờ: Xuất hiện một quyết định khó hiểu
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận