Phóng to |
Khu tái định cư dự án ở huyện Tây Trà, dân cư thiếu đất ở, đất sản xuất - Ảnh: TR.Giang |
Như việc TĐC hồ chứa nước Nước Trong: hạn mức cấp đất ở mỗi hộ dân là 400m2, nhưng chỉ cấp 100m2 đất ở, dân không có đất xây dựng công trình phụ, gây khó khăn cho đời sống sinh hoạt.
Nơi thiếu đất, nơi lãng phí
Giám đốc Sở NN&PTNT Dương Văn Tô giải thích diện tích đất ở cấp cho các hộ dân từ 160-400m2/hộ do không đủ quỹ đất. Đại biểu Hồ Hoàng Thái đặt vấn đề sao lại không tìm nơi khác trong khi có những nơi còn mặt bằng? Ông Tô phân trần hiện không còn quỹ đất để mở rộng thêm trong một số khu, điểm TĐC nên không thể cấp thêm cho các hộ dân đủ đất ở là 400m2.
Về vấn đề người dân chưa được giao đất sản xuất, theo ông Tô, điểm TĐC Suối Tê đã giao đất ruộng, vườn rừng cho dân. Tại khu TĐC Đồi Gu (Sơn Hà) đã giao đất ruộng, chưa giao đất vườn rừng và sẽ giao vào tháng 7-2013. Ở huyện Tây Trà hiện chỉ đang khai hoang ruộng, lập phương án bồi thường nên cuối năm 2013 mới giao đất sản xuất cho dân.
Nhiều đại biểu nêu ra hàng loạt khu TĐC ở các huyện miền núi được xây dựng cho người dân vùng sạt lở nhưng đầu tư xong dân không vào ở, hạ tầng xuống cấp, gây lãng phí, trách nhiệm thuộc về ai? Ông Dương Văn Tô cho rằng bất cập trên là do khách quan (mức hỗ trợ thấp, điểm sạt lở không còn cao nên dân về lại nơi cũ làm ăn sinh sống...) và địa phương chưa làm tốt việc vận động dân vào ở. Ông nói thêm địa điểm xây dựng và đối tượng TĐC đều do địa phương chọn, đề xuất.
Theo ông Tô, sở dự kiến lồng ghép vào các chương trình khác để tăng mức hỗ trợ cho dân và địa phương phải tích cực vận động dân vào ở. Còn cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở NN&PTNT có văn bản chính thức gửi Sở KH-ĐT bố trí vốn đầu tư để hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật. Bà Trương Thị Xuân Hồng - phó chủ tịch HĐND tỉnh đề nghị việc để các khu TĐC lãng phí, UBND tỉnh phải chỉ đạo làm rõ trách nhiệm của Sở NN&PTNT, địa phương đến mức nào và cần thiết phải điều chỉnh lại quy trình đầu tư.
Sao sở chưa thực hiện?
Công trình kè dài gần 1km tại xã Tịnh Sơn, H.Sơn Tịnh do Sở NN&PTNT làm chủ đầu tư mới bàn giao đã bị sụt lún. UBND tỉnh có chủ trương bố trí vốn sửa chữa trước mùa mưa bão năm 2012 và chỉ đạo xử lý cá nhân, tập thể có liên quan nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện.
Theo Sở KH-ĐT, công trình chưa quyết toán, chưa nhận được văn bản làm rõ trách nhiệm chủ đầu tư nên chưa thể bố trí vốn đầu tư sửa chữa. Tuy nhiên, ông Nguyễn Mậu Văn - phó giám đốc Sở NN&PTNT - không đồng ý với Sở KH-ĐT. Ông cho rằng đoạn kè sụt lún là do nền đất yếu, khi khảo sát đoạn này không khoan, tư vấn thiết kế không phát hiện nên là nguyên nhân khách quan. ĐB Thiều Quang Lĩnh cho rằng đơn vị nào gây ra sự cố thì giải quyết, chứ không đổ qua đổ lại, phải khắc phục xong để tránh ảnh hưởng cả đoạn kè dài.
Ông Văn giải trình tiếp: “Sở đã kiểm điểm, nguyên nhân vẫn là khách quan”. Chủ tọa kỳ họp, bà Trương Thị Xuân Hồng truy: “Khoan chưa đến, lỗi từ tư vấn thiết kế đều do con người cả. Tỉnh chỉ đạo quyết toán và xử lý trách nhiệm, sao sở chưa thực hiện?”. Ông Dương Văn Tô đỡ lời: “Sẽ rà soát và kiểm điểm lại trong thời gian sớm nhất. Sở sẽ tiến hành quyết toán sớm và hoàn thành sửa chữa trước mùa mưa bão năm 2013”.
Quảng Nam: dời phiên chất vấn Ngày 4-7, ngày thứ hai của kỳ họp HĐND tỉnh Quảng Nam, HĐND lấy phiếu tín nhiệm cán bộ, người giữ chức vụ cho 16 người do HĐND tỉnh bầu. Tham gia bỏ phiếu có 51 đại biểu, kết quả ông Nguyễn Văn Sỹ - chủ tịch HĐND Quảng Nam - đạt số phiếu tín nhiệm cao nhất với tỉ lệ 82,14%; thấp nhất là ông Nguyễn Hữu Sáng - giám đốc Sở Nội vụ - với số phiếu tín nhiệm cao chỉ đạt 17,86%. Ông Nguyễn Văn Sỹ cho biết: “Năm nay phiên chất vấn và trả lời chất vấn sẽ dời vào kỳ họp cuối năm và kỳ họp sẽ tóm gọn trong hai ngày (chương trình dự kiến ba ngày) vì lý do ông Trần Minh Cả, phó chủ tịch UBND tỉnh, đại biểu HĐND, bất ngờ bị đột quỵ và mất vào sáng 4-7. Mọi ý kiến bức xúc, góp ý của đại biểu sẽ được HĐND tổng hợp và có phương án giải quyết thích hợp”. LÊ TRUNG - TẤN VŨ |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận