Dễ hiểu khi nhiều bạn đọc hoài nghi về chất lượng công trình, trách nhiệm của những bên liên quan... Nhiều bạn đọc cũng mong muốn sự cố này phải là bài học "nhớ đời" để không xảy ra chuyện đáng tiếc tương tự ở những đập thủy điện khác trên cả nước.
Tuổi Trẻ Online trích đăng một số ý kiến.
Xác định nguyên nhân vỡ đập thủy điện khủng khiếp ở Gia LaiĐập thủy điện vỡ toang, dân hạ lưu "tưởng chết rồi"
Phóng to |
Hàng nghìn mét khối đất đá bị cuốn lấp ngổn ngang về phía lưu đập thủy điện - Ảnh: T.B. Dũng |
Không vỡ mới... lạ
Tôi là người ngoại đạo về xây dựng và thủy lợi nhưng nhìn hiện trường sự cố vỡ đập qua ảnh chụp của các báo, tôi chắc 90% nguyên nhân là do thiết kế. Những cống qua đê, đập đất người thường làm cái "mang" cống (không biết thuật ngữ xây dựng gọi là gì còn quê tôi gọi dân dã như vậy) to hơn rất nhiều tiết diện cống, giống như miệng cái phễu để khi áp lực nước ở thượng lưu lớn sẽ ép chặt cống váo thân đập (đê). Ở công trình này, tôi chẳng thấy mang cống đâu. Vậy nên không vỡ mới là chuyện lạ.
Đặng Công Chiến
Mong sự cố không lặp lại
Là một người dân của vùng đất Gia Lai, tôi mong muốn sự việc này cần được làm rõ và những người "cầm cân nảy mực" cần có trách nhiệm với sự sống còn của người dân nơi đây. Hơn thế nữa, hãy lấy sự cố này làm bài học cho những con đập khác trong tỉnh.
Nên kiểm tra toàn bộ các công trình thủy điện
Đúng ra sau bài học vỡ đập thủy điện Đăk Mek 3 của Kon Tum vào tháng 11-2012 thì các tỉnh nên rà soát, kiểm tra lại chất lượng các công trình thủy điện vừa và nhỏ. Đây là những công trình trong vài năm qua được xây dựng ồ ạt trên cả nước. Nếu kiểm tra chất lượng, không khéo có thể phát hiện những sự cố. Chỉ lo cho người dân.
Khi nào thôi sống trong sợ hãi?
Một đập thủy điện mà vì 60 tấn đã vỡ vậy thì sau khi tích nước sẽ ra sao? Tại sao chúng ta cứ phải sống trong sợ hãi với mấy cái đập thủy điện thế này?
Không thể tin nổi
Chiếc xe tải chở 60 tấn va vào mà cả thủy điện lại như thế, vậy nếu tích nước, lượng nước sẽ là bao nhiêu tấn, nếu có lũ sẽ như thế nào? Không thể tin nổi, ôi thủy điện và tính mạng người dân vùng hạ lưu.
Cơ quan chức năng ở đâu?
Trước khi cấp phép cho xây dựng công trình thì phải thông qua giám định của sở xây dựng tại khu vực. Vậy bộ phận này làm gì? Rồi bộ phận giám sát công trình làm gì? Chất lượng thi công phụ thuộc vào bộ phận này, kết cấu không đạt như thế mà lại cho xây dựng thật là chuyện không minh bạch.
Theo tôi, đối với những công trình có ảnh hưởng lớn tới số lượng lớn người như thế thì nên thuê một công ty nước ngoài giám sát việc thiết kế và có khi kiêm luôn cả việc thi công.
Không hiểu nổi!
Tại sao lại biến bề mặt đập thành đường cho xe tải nặng đi qua? Thật không hiểu nổi! Chất lượng kém, vô trách nhiệm là điều mọi người ai cũng thấy. Chẳng cần nói loanh quanh chi nữa!
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận