Phóng to |
Mạn tàu QNg 90917, thành cabin và giàn đèn hư hỏng do bị tàu Trung Quốc đâm ngày 25-5 - Ảnh: K.Trà |
Đây là chương trình làm việc bổ sung so với kế hoạch dự kiến ban đầu theo yêu cầu của đại biểu quốc hội. Nguyên nhân do đại biểu nhận xét báo cáo về tình hình kinh tế xã hội của Chính phủ vào đầu kỳ họp chưa thể hiện rõ về vấn đề Biển Đông, chưa đánh giá đúng bản chất của công tác đối ngoại và quốc phòng, an ninh. Đại biểu đề nghị Chính phủ có báo cáo mới nhất về tình hình biển Đông để đại biểu nắm bắt, báo cáo cử tri.
Trước đó, trong báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận tổ của đại biểu quốc hội, các đại biểu cho rằng hiện nay, nhìn chung, công tác quốc phòng, an ninh được bảo đảm, giữ vững chủ quyền quốc gia, tạo được sự bình yên cho đất nước.
Đại biểu đề xuất nên tăng cường công tác ngoại giao để từng bước củng cố an ninh quốc gia, bảo vệ Tổ quốc. Xử lý tốt vấn đề Biển Đông mới là mục tiêu lâu dài để ổn định phát triển mọi mặt về kinh tế, xã hội. Cần có đường lối ngoại giao đúng đắn, sáng tạo, để tránh những động cơ xấu của thế lực thù địch, làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.
Về tình hình quốc phòng-an ninh, các ý kiến cũng đề nghị cần có giải pháp quyết liệt trong vấn đề biển Đông, bảo vệ biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ; chú trọng phát triển kinh tế biển, hỗ trợ ngư dân bám biển, tăng cường an ninh, quốc phòng, bảo vệ chủ quyền biển đảo. Cần xem xét thành lập công ty để cùng với ngư dân vươn xa bảo vệ biển, làm chỗ dựa cho ngư dân. Cần mở rộng hợp tác quốc tế để phát triển nền quốc phòng vững mạnh, nhất là công nghiệp quốc phòng; có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực quốc phòng. Tăng cường cơ sở vật chất cho quốc phòng-an ninh, nâng cao tiềm lực quân sự của đất nước bằng cách kết hợp quốc phòng với kinh tế, gắn với dự án phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Đồng thời, cần tuyên truyền sâu rộng để nhân dân nắm bắt được quan điểm của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực quốc phòng, an ninh.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận