11/06/2013 10:44 GMT+7

Soi lại mình qua kết quả tín nhiệm

Bùi Ngọc Thanh (nguyên chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội)
Bùi Ngọc Thanh (nguyên chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội)

TT - Lấy phiếu tín nhiệm là việc cần thiết để xem xét tín nhiệm của mỗi chức vụ được bầu, là công cụ để nâng cao tinh thần trách nhiệm, thúc đẩy nền công vụ, giúp người được lấy phiếu đạt kết quả cao nhất trong công việc của mình.

Lần đầu tiên lấy phiếu tín nhiệm, không chỉ 47 chức vụ được xem xét, mà tôi tin với kết quả tín nhiệm được công bố ngày hôm nay (11-6), cả 49 chức vụ cũng sẽ có những suy nghĩ tích cực, năng động hơn, và coi đây là điểm mốc quan trọng để tiếp tục phấn đấu. Đầu tiên, với những người có tín nhiệm cao thì bên cạnh vui mừng, đó cũng là điểm mốc để tiến tới.

Việc bỏ phiếu tín nhiệm buộc những người được bỏ phiếu phải cố gắng liên tục, dù mức phiếu có cao đến đâu. Bởi phiếu tín nhiệm lần này có thể cao, nhưng cũng cần tránh lần sau nó xuống thấp.

Hình “tín nhiệm” không thể lên xuống như hình sin, mà tốt nhất nó nên là hình xiên, đi lên. Dù các vấn đề kinh tế - xã hội, đánh giá con người rất phức tạp, nhưng điều người dân mong đợi là tín nhiệm cán bộ của mình cần theo hướng đi lên.

Với người có số phiếu tín nhiệm trung bình, chắc chắn đó không thể là kết quả có thể thỏa mãn. Đây là tín hiệu cho thấy họ cần phải quyết đoán, dám làm dám chịu hơn... Thực tế, nếu đem so với tình hình kinh tế - xã hội hiện nay, các vị trí, kể cả từ lãnh đạo đất nước tới các vị bộ trưởng, đều cần cố gắng hơn.

Còn với những người có tín nhiệm chỉ 25-30%, hoặc 75-80% tín nhiệm thấp, họ cũng biết mình sẽ nên làm gì. Nhưng rất có thể sẽ không ai có phiếu tín nhiệm thấp như vậy. Những người có mức phiếu tín nhiệm thấp nhất trong số những vị trí được bỏ phiếu, họ cũng nên có suy nghĩ, chương trình hành động như thế nào đó để tạo sự thay đổi. Chắc chắn không ai muốn mình ở vị trí thấp, đặc biệt là thấp nhất so với 46 chức danh khác.

Nhưng đã ở vị trí thấp so với những chức danh khác thì người được bỏ phiếu tín nhiệm cũng cần có bước ngoặt, lấy đợt bỏ phiếu tín nhiệm này là mốc để nỗ lực và cố gắng hơn. Đại biểu Quốc hội, người dân có lẽ không mong ai từ chức, mà qua bỏ phiếu tín nhiệm, điều họ mong là những cán bộ đã có cương vị, được giao chức vụ thuộc diện bỏ phiếu cần luôn ý thức làm việc tốt hơn, để đạt yêu cầu ngày càng cao hơn, để được đánh giá tốt hơn.

Bùi Ngọc Thanh (nguyên chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội)

CẦM VĂN KÌNH ghi

* Tin bài liên quan:

Danh sách 47 lãnh đạo cao cấp được Quốc hội lấy phiếu tín nhiệmDám làm, dám chịu trách nhiệm sẽ được tín nhiệm caoĐề phòng thông tin nhiễu loạn khi lấy phiếu tín nhiệm Đừng quá kỳ vọng vào việc lấy phiếu tín nhiệm!Lắng nghe nhân dân, lấy phiếu tín nhiệm chính xác Năm 2013 lấy phiếu tín nhiệm lãnh đạo cao cấp

Bùi Ngọc Thanh (nguyên chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên