21/05/2013 14:00 GMT+7

Nhiều quy định làm khó người chỉ huy chống khủng bố

MAI HƯƠNG
MAI HƯƠNG

TTO - Sáng 21-5, trong khuôn khổ kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII, các đại biểu đã thảo luận tại hội trường một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật phòng, chống khủng bố.

Người đứng đầu cơ quan xảy ra cháy nổ phải bồi hoàn chi phí

Trước đó, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và an ninh của Quốc hội Nguyễn Kim Khoa đã trình bày Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật phòng, chống khủng bố.

aq8bT6NI.jpgPhóng to
Lực lượng đặc nhiệm thực hành bơi tác chiến trên sông Hồng trong diễn tập chống khủng bố trên sông Hồng ngày 10-11-2010 - Ảnh: Cao Mạnh Tuấn

Về trách nhiệm, quyền hạn của người chỉ huy chống khủng bố, Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh dự thảo luật theo hướng: Khi được cấp có thẩm quyền phân công thì người chỉ huy chống khủng bố có nhiệm vụ, quyền hạn tham mưu, đề xuất, chỉ huy thực hiện và trong trường hợp khẩn cấp thì được phép áp dụng một số biện pháp đặc biệt mà không làm ảnh hưởng tới chính trị, ngoại giao, xâm phạm đến tính mạng của người khác hoặc phá hủy tài sản có giá trị đặc biệt.

Khi chưa có người chỉ huy chống khủng bố được cấp có thẩm quyền phân công thì người có trách nhiệm xử lý (bao gồm người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, UBND nơi xảy ra khủng bố) cũng được phép áp dụng một số biện pháp khẩn cấp chống khủng bố nhất định.

Trong mọi trường hợp, những người trên đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi và quyết định của mình.

Tuy nhiên, quan điểm nêu trên vẫn chưa được đa số các đại biểu đồng tình.

Đại biểu Nguyễn Công Hồng (đoàn Đồng Nai) phân tích: “Quy định của chúng ta rất chặt, buộc người làm công tác chống khủng bố phải thực hiện nhiệm vụ nhưng không được làm ảnh hưởng đến chính trị, ngoại giao. Trong những trường hợp cấp bách như vậy mà chúng ta đòi hỏi người cán bộ chiến sĩ phải cân nhắc xem làm nhiệm vụ thì có ảnh hưởng đến chính trị hay ngoại giao không thì rất khó. Điều này sẽ dẫn đến trường hợp hoặc là người ta do dự, không dám làm hết trách nhiệm, hoặc làm nhưng không biết sau này sẽ bị quy trách nhiệm theo ý thức chủ quan của người nhận xét như thế nào. Như thế không khéo chúng ta chống khủng bố còn yếu hơn chống tội phạm hình sự thông thường. Tôi thấy quy định như vậy là không đảm bảo an toàn pháp lý cho người thừa hành nhiệm vụ chống khủng bố”.

MAI HƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên