Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị phải quy định rõ hai loại cơ quan tiếp công dân: một loại tiếp để giải quyết, một loại tiếp để giám sát. Không thể lẫn lộn hai loại cơ quan này: giải quyết là trách nhiệm của cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp; còn cơ quan lập pháp, cơ quan Đảng là tiếp để giám sát, đôn đốc giải quyết.
Chủ tịch Quốc hội nói: “Ví dụ, cơ quan của Quốc hội tiếp công dân ở trụ sở đó, thấy chính quyền cấp đất sai thì có đứng ra cấp lại không? Lập pháp đâu có làm thay được hành pháp. Nếu Quốc hội không có chức năng giải quyết mà cứ lập cơ quan to để suốt ngày tiếp thì nó phản cảm. Muốn Quốc hội tham gia có hiệu quả vào việc giải quyết thì phải sửa luật về hoạt động giám sát, chứ quy định như hiện nay thì đại biểu Quốc hội chỉ như chim đưa thư”.
Chính phủ cho rằng “trong hoạt động tiếp công dân chưa phân định rõ việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo với kiến nghị, phản ánh; chưa quy định rõ việc tiếp công dân của người đứng đầu với việc tiếp công dân của công chức, giữa việc tiếp công dân thường xuyên với việc tiếp công dân theo yêu cầu khẩn thiết đối với vụ việc phức tạp, có nhiều người tham gia”.
Vì vậy, Chính phủ đề nghị hình thành hệ thống trụ sở tiếp công dân ở ba cấp: trụ sở tiếp công dân Trung ương Đảng và Nhà nước; trụ sở tiếp công dân của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; trụ sở tiếp công dân của quận, huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh. Các trụ sở tiếp công dân này tương đối độc lập, có con dấu riêng, với sự tham gia của nhiều cơ quan của Đảng và Nhà nước. Các trụ sở này có chức năng tiếp công dân để nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ảnh.
Cùng ngày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy chữa cháy.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận