Phóng to |
Người dân xã Ia Chim, TP Kon Tum mưu sinh trên những vũng nước còn đọng trên hồ thủy lợi Tân Điền - Ảnh: Tiến Thành |
Phóng to |
Một cậu bé chăn bò đào bới lòng hồ thủy lợi Cà Tiên, xã Đoàn Kết, TP Kon Tum tìm nước uống - Ảnh: Tiến Thành |
Phóng to |
Hồ thủy lợi Tân Điền - nơi cung cấp nước tưới chủ yếu cho xã Ia Chim (TP Kon Tum) - cạn trơ đáy - Ảnh: Tiến Thành |
Phóng to |
Người dân huyện Cư M’gar (Đắk Lắk) đào giếng tìm nước tưới cà phê - Ảnh: B.D. |
Phóng to |
Nông dân dựng lều, nghỉ ngơi tại nương rẫy để tranh thủ thời gian chống hạn - Ảnh: B.D. |
Phóng to |
Những cái giếng đào giữa lòng hồ, sâu 4-8m vẫn không có nước - Ảnh: B.D. |
Phóng to |
Đào giếng tìm nước - Ảnh: B.D. |
Phóng to |
Moi đất đào giếng tìm nước tưới cà phê - Ảnh: B.D. |
Hồ thủy lợi Ea H’rar 1 tại xã Ea Tul (Cư M’gar) có diện tích lòng hồ hơn 7ha nhưng hơn một tháng nay cạn phơi đáy, nguồn nước còn sót lại tại hồ chỉ là một vũng nước nhỏ. Để cứu cà phê, nhiều nông dân phải đào giếng sâu 3-4m ngay giữa lòng hồ để tìm mực nước ngầm.
“Trước đây hồ Ea H’rar 1 có nước tưới quanh năm nhưng năm nay cạn kiệt nước, chúng tôi phải mướn người đào giếng đến 4-5m nhưng cũng chỉ hút nước mỗi lần được khoảng một giờ là nước cạn” - anh Y Khôn, nông dân trồng cà phê, cho biết.
Tại xã Đắk La (huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum), bà Lữ Thị Sỹ, thôn 7, than thở: “Đã nhiều tháng nay không mưa, hơn 2ha đất lúa nhà tui đang bị nứt nẻ. Gia đình đã tìm hết cách mà không có nước vào ruộng, giờ chỉ biết cầu trời cho mưa xuống!”.
Tương tự, gia đình ông Lê Văn Đức, thôn 9, xã Đắk La có hơn chục hecta lúa đang trổ bông phải dùng máy nổ bơm nước lên từ những vũng nước còn đọng ở mương. Ông Đức cho biết trung bình một ngày chạy máy nổ hết hơn 10 lít dầu, nhưng đành chấp nhận vì ruộng lúa không có nước thì lấy gì ăn.
Theo ông Đinh Quang Hiền - chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và phòng chống lụt bão tỉnh Kon Tum, tổng diện tích bị hạn của tỉnh này là 292,6ha, diện tích có khả năng hạn là 482,5ha, tập trung chủ yếu tại TP Kon Tum, huyện Đắk Hà và huyện Đắk Glei.
Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Đắk Lắk, đến nay toàn tỉnh đã có gần 11.000ha hoa màu bị khô hạn, trong đó có gần 1.300ha mất trắng. Ngoài diện tích cây trồng chịu ảnh hưởng bởi hạn hán, đến nay đã có 5.100 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt.
Theo Chi cục Thủy lợi Đắk Lắk, hiện hơn 30 hồ đập có dung tích lớn ở các huyện đã ở dưới mực nước chết, hàng chục sông và các hồ nhỏ cạn kiệt nước. Để hỗ trợ người dân, UBND tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo các địa phương chủ động hỗ trợ người dân chống hạn, cứu hoa màu bằng nguồn kinh phí dự phòng. Tỉnh Đắk Lắk đề xuất Chính phủ hỗ trợ 150 tỉ đồng để phục vụ công tác chống hạn.
Theo báo cáo của Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai tính đến ngày 7-3, tổng diện tích thiệt hại là 4.444,78ha cây trồng các loại, chủ yếu là ngô, lúa và các loại rau. Ước tính thiệt hại 58,3 tỉ đồng. Một số huyện chịu thiệt hại nặng gồm Kông Chro (2.812,6ha), Đắk Pơ (853,6ha), huyện Kbang (627,2ha). Trong khi đó tại Đắk Nông, hơn 2.600ha cây trồng thiếu nước tưới.
Ông Hoàng Trung Thơ - giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Đắk Nông - cho biết việc thiếu nước đã diễn ra gay gắt, nhiều hồ chứa đã xuống dưới mực nước chết.
Theo ông Phạm Vũ Tuấn - trưởng phòng dự báo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Tây nguyên (trụ sở tại TP Pleiku, Gia Lai), lượng mưa trung bình trong nhiều tháng qua chỉ đạt tối đa 14mm, nếu hết cuối tháng 4 lượng mưa vẫn không được cải thiện thì các tỉnh Tây nguyên sẽ đối diện với đợt hạn hán rất nghiêm trọng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận