Sonadezi coi thường dânNhận 114 phiếu kê khai thiệt hại do Sonadezi xả thảiSonadezi xả thải có màu đen bất thường
Phóng to |
Người dân làm thủ tục nhận tiền bồi thường sáng 31-1 |
Bồi thường sao gọi là hỗ trợ?
Theo danh sách niêm yết, có 169 hộ dân ở xã Tam An được mời đến nhận tiền hỗ trợ thiệt hại về nuôi trồng thủy sản, cây trồng… với tổng số tiền gần 11,8 tỉ đồng. UBND xã Tam An cho biết việc chi trả sẽ được thực hiện trong hai ngày. Người được nhận tiền nhiều nhất trên 1,2 tỉ đồng, thấp nhất 255.000 đồng.
Theo ghi nhận của PV TTO, buổi sáng cùng ngày có 70 người dân được mời đến nhận tiền. Có nhiều người mang thư mời cùng hộ khẩu, chứng minh nhân dân đến các bàn hướng dẫn để làm thủ tục cam kết nhận tiền. Tuy nhiên vẫn có khoảng 40 hộ dân không đồng tình với cách chi trả tiền hoặc thắc mắc về cách xác định thiệt hại chưa công bằng nên buộc chính quyền địa phương phải tổ chức đối thoại trong lúc chi trả tiền.
Bà Nguyễn Thị Tùng ở ấp 2 nói: “Sao không áp giá bồi thường 100% như kết luận của Viện Môi trường-tài nguyên mà chỉ áp giá cho dân 50% rồi gọi là hỗ trợ. Tôi không nhận tiền và sẽ khiếu nại đến cùng”. Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Trai ở ấp 2 (bị thiệt hại thủy sản 4 sào, được hỗ trợ hơn 30 triệu) đã đặt câu hỏi với ban chỉ đạo chi trả tiền bồi thường của huyện Long Thành: “Cách tính để xác định thiệt hại cho dân có nhiều sơ sót. Chúng tôi muốn công khai các chi tiết áp giá cho từng loại cây trồng, vật nuôi ở từng hộ để dân được biết”.
Ông Trai nói thêm: “Làm thiệt hại cây cối, vật nuôi của dân đã có cơ quan chuyên môn kết luận thì phải bồi thường chứ không thể nói hỗ trợ cho dân. Không thể để Sonadezi đưa ra một cục tiền rồi bảo chính quyền làm mà không chịu xuất hiện trước dân”.
Đối với những hộ bị thiệt hại do Viện Môi trường - tài nguyên xác định nằm ngoài vùng ô nhiễm, nhiều hộ dân đã không đồng tình bởi họ cho rằng vùng nuôi thủy sản, cây trồng đều nằm gần họng xả thải ô nhiễm của nhà máy xử lý nước thải của Sonadezi Long Thành.
“Chính quyền cũng thấy cách xác định vùng ô nhiễm bất hợp lý. Vậy hứa bao giờ Viện Môi trường-tài nguyên quay trở lại xác định lại vùng ô nhiễm giải quyết cho dân. Nếu không trả lời, chúng tôi sẽ kiện Sonadezi” - ông Trai nói với đại diện chính quyền huyện Long Thành.
Phóng to |
Ông Nguyễn Văn Trai (ấp 2, xã Tam An) đặt ra hàng loạt câu hỏi khó với chính quyền huyện Long Thành |
Trước bức xúc của người dân, ông Võ Văn Luật - bí thư kiêm chủ tịch UBND xã Tam An - nói: “Chúng tôi rất chia sẻ với bức xúc của bà con. Việc hỗ trợ còn thiếu sót gì hoặc thấy nằm ngoài vùng xác định thiệt hại nhưng vẫn khẳng định do Sonadezi gây ra thì bà con có quyền khiếu nại, chúng tôi chỉ ghi nhận và sẽ kiến nghị lên cấp có thẩm quyền xem xét. Với đòi hỏi công khai chi tiết cách hỗ trợ cho từng hộ, huyện cũng sẽ công khai chi tiết cho người dân biết”.
70% tiền bồi thường chưa được cổ đông thông qua?
Trong ngày đầu tiên trả tiền cho dân, một bất ngờ khác đã xảy ra khiến dân thắc mắc đó là việc Sonadezi chỉ chịu chi 3,6 tỉ, bằng 30% tổng số tiền phải trả cho dân. Một người có trách nhiệm của huyện Long Thành giải thích: “Sở dĩ xảy ra việc này là chủ tịch hội đồng quản trị Tổng công ty Sonadezi Đỗ Thị Thu Hằng cho hay theo quy định công ty không thể chi hết 100% số tiền để đưa xuống dân. Tổng số tiền đưa trước 30% cho dân (3,6 tỉ) được trích ra từ quỹ phúc lợi của công ty, còn lại 70% (khoàng 8,2 tỉ) phải đợi đại hội cổ đông vào tháng 4-2013 mới xin ý kiến cổ đông được”.
Theo vị này, kết luận về sai phạm của Sonadezi Long Thành đã có từ lâu, công ty cũng có thời gian chuẩn bị nhưng vào giờ cuối phía Sonadezi nói không có đủ tiền để trả cho dân đã phần nào gây khó cho chính quyền.
Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, sau khi chính quyền giải thích nhiều người dân vẫn chưa đồng tình. Hàng chục người kéo đi và cho biết sẽ tiếp tục khiếu nại vụ việc hoặc kiện Sonadezi.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận