Nhưng theo văn bản của Bộ Tài chính gửi UBND các tỉnh, thành phố thì mức phí đối với xe máy do HĐND các tỉnh, thành xem xét, quyết định vào kỳ họp gần nhất (dựa trên khung giá quy định tại thông tư 197, xem bảng). Như vậy, từ 1-1-2013 chưa thu phí đối với xe máy nhưng khi HĐND các tỉnh, thành phê duyệt mức thu thì sẽ thu phí đủ cả năm 2013.
Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, UBND các tỉnh, thành phố xây dựng mức thu, tỉ lệ để lại tiền phí thu được cho đơn vị thu phí đối với xe máy phù hợp với mức khung quy định của thông tư 197 (phường, thị trấn được để lại tối đa không quá 10% số phí thu được, đối với các xã được để lại tối đa không quá 20% số phí thu được để trang trải chi phí tổ chức thu) và điều kiện kinh tế - xã hội đặc thù trong công tác thu phí của từng địa bàn để trình HĐND cấp tỉnh xem xét, quyết định vào kỳ họp gần nhất. Trên cơ sở nghị quyết của HĐND, UBND các tỉnh, thành phố ban hành quy định về mức thu phí đối với môtô, xe máy, tỉ lệ để lại tiền phí thu được...
Theo thông tư 197, UBND xã, phường, thị trấn (gọi là UBND cấp xã) là cơ quan thu phí đối với môtô, xe máy của tổ chức, hộ gia đình và cá nhân (chủ phương tiện) trên địa bàn. UBND cấp xã chỉ đạo tổ dân phố (hoặc thôn) hướng dẫn kê khai phí sử dụng đường bộ đối với môtô, xe máy của chủ phương tiện trên địa bàn (theo mẫu).
Về việc nộp phí, thông tư 197 quy định đối với xe máy phát sinh trước ngày 1-1-2013 thì tháng 1-2013 chủ xe thực hiện khai, nộp phí cả năm 2013, mức thu phí 12 tháng. Đối với xe máy phát sinh từ ngày 1-1-2013 trở đi thì việc khai, nộp phí thực hiện như sau: thời điểm phát sinh từ ngày 1-1 đến 30-6 hằng năm, chủ xe phải khai, nộp phí đối với xe máy, mức thu phí bằng 1/2 mức thu năm, thời điểm khai, nộp phí chậm nhất là ngày 31-7; thời điểm phát sinh từ 1-9 đến 31-12 hằng năm, chủ xe phải khai, nộp phí vào tháng 1 năm sau (chậm nhất ngày 31-1) và không phải nộp phí đối với thời gian còn lại của năm phát sinh.
Riêng việc thu phí đối với ôtô sẽ được thực hiện tại các trạm đăng kiểm theo chu kỳ đăng kiểm. Thời gian thu phí tính từ ngày 1-1-2013.
Mức phí đối với xe máy (không bao gồm xe máy điện)<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> | ||||||||
TT |
Loại phương tiện chịu phí |
Mức thu | ||||||
1 |
Loại có dung tích xilanh đến 100 cm3 |
Từ 50.000 đến 100.000 đồng/năm | ||||||
2 |
Loại có dung tích xilanh trên 100 cm3 |
Từ trên 100.000 đến 150.000 đồng/năm | ||||||
Mức thu phí đối với ôtô | ||||||||
TT |
Loại phương tiện chịu phí |
Mức thu | ||||||
1 |
Xe chở người dưới 10 chỗ đăng ký tên cá nhân |
1 tháng |
3 tháng |
6 tháng |
12 tháng |
18 tháng |
24 tháng |
30 tháng |
130.000 đồng |
390.000 đồng |
780.000 đồng |
1.560.000 đồng |
2.280.000 đồng |
3.000.000 đồng |
3.660.000 đồng | ||
2 |
Xe chở người dưới 10 chỗ (trừ xe đăng ký tên cá nhân); xe tải, rơmoóc và ôtô chuyên dùng có trọng lượng toàn bộ dưới 4.000kg |
180.000 đồng |
540.000 đồng |
1.080.000 đồng |
2.160.000 đồng |
3.150.000 đồng |
4.150.000 đồng |
5.070.000 đồng |
... |
(Xem toàn bộ biểu mức thu phí sử dụng đường bộ trên tuoitre.vn) |
_______________
Luật biển VN
Với Luật biển VN, lần đầu tiên nước ta có một văn bản luật quy định đầy đủ chế độ pháp lý các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của VN theo đúng Công ước Luật biển năm 1982. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển kinh tế biển, đảo của VN.
Phạm vi điều chỉnh của Luật biển VN bao gồm: đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của VN; hoạt động trong vùng biển VN; phát triển kinh tế biển; quản lý và bảo vệ biển, đảo.
Luật biển VN khẳng định chính sách đối ngoại hòa bình của Nhà nước ta và chủ trương nhất quán của ta là giải quyết các tranh chấp liên quan biển, đảo với các nước khác bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với Công ước Luật biển năm 1982, pháp luật và thực tiễn quốc tế.
Cấm quảng cáo rượu từ 15 độ trở lên
Theo Luật quảng cáo (thay thế pháp lệnh quảng cáo năm 2001), sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo bao gồm: thuốc lá, rượu có nồng độ cồn từ 15 độ, sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, bình vú, vú ngậm nhân tạo. Ngoài ra còn có thuốc kê đơn, thuốc được cơ quan nhà nước khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc; sản phẩm hàng hóa có tính chất kích dục, kích động bạo lực; súng săn, đạn súng săn, vũ khí thể thao.
Trong các hành vi cấm quảng cáo có hành vi treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng... Luật cũng bổ sung một số nội dung mới như cấm quảng cáo thiếu thẩm mỹ, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến giới, về người khuyết tật, quảng cáo sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp, quảng cáo có sử dụng các từ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc các từ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh, vi phạm sở hữu trí tuệ, quảng cáo làm ảnh hưởng đến trẻ em...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận