Sáng 22-11, Quốc hội thông qua dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân (TNCN) với gần 90% đại biểu tán thành. Luật sẽ có hiệu lực từ ngày 1-7-2013. Ngoài việc nâng mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế từ 4 triệu đồng/tháng lên mức 9 triệu đồng/tháng, mức giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc cũng được nâng từ 1,6 triệu đồng/tháng lên 3,6 triệu đồng/tháng.
Với mức thu nhập 15 triệu đồng/tháng, một người độc thân phải nộp thuế TNCN như sau: <?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> | |
* Theo quy định hiện hành: 15 triệu đồng - 4 triệu đồng (giảm trừ gia cảnh) = 11 triệu đồng. Theo biểu thuế lũy tiến từng phần: 5 triệu đầu tiên x 5% = 250.000 đồng. 5 triệu tiếp theo x 10% = 500.000 đồng. 1 triệu tiếp theo x 15% = 150.000 đồng. Tổng cộng số thuế TNCN phải nộp: 900.000 đồng. |
* Từ 1-7-2013, khi mức giảm trừ gia cảnh tăng lên 9 triệu đồng/tháng: 15 triệu đồng - 9 triệu đồng (giảm trừ gia cảnh) = 6 triệu đồng. Tính theo công thức trên, số thuế TNCN phải nộp chỉ còn 350.000 đồng/tháng. |
Tương tự, một cặp vợ chồng, chỉ có người chồng đi làm có thu nhập 15 triệu đồng/tháng, có một con, phải nộp thuế như sau: | |
* Theo quy định hiện hành: 15 triệu - 5,6 triệu đồng (giảm trừ 4 triệu đồng cho người chồng + 1,6 triệu đồng cho con) = 9,4 triệu đồng. Theo biểu thuế lũy tiến từng phần: 5 triệu đầu tiên x 5% = 250.000 đồng. 4,4 triệu còn lại x 10% = 440.000 đồng. Tổng cộng số thuế TNCN phải nộp 690.000 đồng. |
* Từ 1-7-2013: 15 triệu - 12,6 triệu (giảm trừ 9 triệu cho người chồng + 3,6 triệu cho con) = 2,4 triệu đồng. Theo bậc 1 biểu thuế lũy tiến từng phần, số thuế TNCN phải nộp là 2,4 triệu x 5% = 120.000 đồng. |
CPI biến động, sẽ điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng việc điều chỉnh giảm trừ gia cảnh nhằm chia sẻ khó khăn, động viên, hỗ trợ người hưởng lương có thêm thu nhập, góp phần kích cầu tiêu dùng. Đến khi nền kinh tế phát triển, thu nhập người dân được cải thiện sẽ thực hiện đầy đủ mục tiêu của luật.
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình tiếp thu vì sao không thể quy định luật có hiệu lực từ ngày 1-1-2013, chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - ngân sách Phùng Quốc Hiển nói: “Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy trong bối cảnh nguồn thu còn khó khăn, nếu áp dụng từ 1-1-2013 sẽ giảm nguồn thu ngân sách thêm 6.000 tỉ đồng so với phương án áp dụng từ 1-7-2013”. Ngoài lý do này, còn có các lý do khác: Quốc hội đã thông qua dự toán ngân sách nhà nước năm 2013; trong trường hợp giảm thu thêm nữa sẽ không có nguồn bù đắp. “Vì vậy xin được giữ quy định thời điểm luật có hiệu lực từ 1-7-2013” - ông Hiển nhấn mạnh.
Lần sửa đổi, bổ sung này cũng quy định cụ thể: trường hợp chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% so với thời điểm luật có hiệu lực hoặc thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần nhất thì Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh cho phù hợp với biến động của giá tiêu dùng để áp dụng cho kỳ tính thuế tiếp theo.
Trợ cấp, phụ cấp vẫn bị tính vào thu nhập chịu thuế
Về thu nhập chịu thuế, thu nhập không chịu thuế cũng được một số ý kiến quan tâm. Có các đề nghị cụ thể: cần bổ sung vào diện được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế đối với các khoản thu nhập từ trợ cấp độc hại, trợ cấp khó khăn, trợ cấp suy giảm sức lao động, trợ cấp tai nạn lao động, các khoản do bảo hiểm xã hội chi trả... Đồng thời không tính vào thu nhập chịu thuế đối với mọi khoản trợ cấp, phụ cấp; chỉ tính thuế đối với tiền lương, tiền công.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa hai lý do để thuyết phục Quốc hội cho “giữ như quy định hiện hành”. Thứ nhất, quy định của luật hiện hành và dự thảo luật, các khoản thu nhập, trợ cấp nêu trên đã thuộc diện được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Thứ hai, trên thực tế, một số khoản thu nhập không là lương nhưng lại mang tính chất tiền lương. Do đó, sẽ không đảm bảo công bằng khi chỉ tính thuế đối với khoản thu nhập từ tiền lương.
Ngoài ra, giải thích vì sao không bỏ mức thuế suất 35%, chỉ giữ mức thuế suất cao nhất là 30%, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng người nộp thuế ở mức 35% hầu hết là người có thu nhập rất cao (thu nhập tính thuế trên 80 triệu đồng/tháng). Nếu điều chỉnh mức thuế suất có thể làm giảm thu thêm khoảng 850 tỉ đồng năm 2013 và khoảng 2.200 tỉ đồng năm 2014, ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn thu ngân sách.
* Cũng trong sáng 22-11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật hòa giải cơ sở. Buổi chiều, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật giáo dục quốc phòng - an ninh, sau đó Quốc hội họp riêng để nghe báo cáo về tình hình biển Đông.
Hôm nay, Quốc hội bế mạc kỳ họp thứ 4 Hôm nay (23-11), Quốc hội họp phiên bế mạc kỳ họp thứ 4 (truyền hình và phát thanh trực tiếp trên Đài truyền hình VN và Đài Tiếng nói VN). Quốc hội biểu quyết thông qua các nghị quyết về việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các quyết định hành chính về đất đai; về chất vấn và trả lời chất vấn. Sau đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu bế mạc kỳ họp. Q.THANH |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận