Diễn tập chữa cháy trong hầm Hải Vân
Ông Cao Bá Giang, phó tổng giám đốc Hamadeco, cho biết sau khi công trình hầm Hải Vân đưa vào vận hành (tháng 6-2005) đã xuất hiện các vết nứt chủ yếu ở phía nam cửa hầm (thuộc địa phận TP Đà Nẵng). Các vết nứt này xuất hiện hai bên thành hầm phía bên ngoài của lớp vỏ áo bêtông.
Theo ông Giang, hầm Hải Vân được thi công bằng công nghệ NATM (dùng mìn đánh đá tạo ra kết cấu vòm hầm - một công nghệ của Áo) rất hiện đại. Do vậy lớp bêtông bên trong đường hầm không phải là lớp bêtông chịu lực, nên khi các vết nứt chân chim xuất hiện sẽ không làm ảnh hưởng kết cấu công trình hầm.
Tuy nhiên, theo báo cáo gửi Tổng cục Đường bộ VN do ông Phan Thái - phó tổng giám đốc Khu Quản lý đường bộ 5 - ký vào tháng 2-2012 thì sau khi đưa vào vận hành, hầm đường bộ Hải Vân đã xuất hiện một số vết nứt trên đỉnh vòm hầm. “Mặc dù đã được xử lý bằng biện pháp bơm keo cường độ vào các khe nứt, tuy nhiên kết quả không cao. Đến nay các vết nứt này vẫn phát sinh ra các vị trí khác, nước vẫn thấm dột trên đỉnh vòm hầm” - văn bản ghi rõ.
Riêng thành hầm xuất hiện nhiều vết nứt theo phương ngang, xiên và dọc hầm với chiều dài 1-7m. Từ thực tế đó, Khu Quản lý đường bộ 5 đề nghị Tổng cục Đường bộ VN cử chuyên gia chuyên ngành vào kiểm tra cụ thể để có biện pháp xử lý, sửa chữa kịp thời.
Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 1-11, ông Đỗ Huy Thành - trưởng phòng quản lý giao thông (Khu Quản lý đường bộ 5) - cho biết Tổng cục Đường bộ VN đã cử đoàn chuyên gia vào hiện trường (tháng 3-2012), tuy nhiên đến nay họ vẫn chưa có báo cáo chính thức nào trả lời để Khu Quản lý đường bộ 5 biết tình hình. Tuy vậy với kinh nghiệm của mình, ông Thành khẳng định các vết nứt xuất hiện trong phạm vi cho phép, không ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn công trình.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận