Miền Trung gồng mình chống bão
Tuy nhiên vị trí vùng tâm bão đổ bộ rất khó xác định vì bão di chuyển theo hướng tiệm cận với bờ chứ không đổ bộ ngay.
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương sáng 28-10, ông Tăng cho hay một số đài khí tượng trên thế giới nhận định bão có thể sạt vào Thanh Hóa, sau đó đi vòng ra tận Hải Phòng. Tuy nhiên, khả năng này không cao, nếu có thì bão cũng chỉ còn gió mạnh cấp 8-9 khi trượt lên phía Hải Phòng, Quảng Ninh và diễn ra vào nửa đêm nay.
Ông Tăng cho biết diễn biến bất ngờ nhất là chiều tối 27-10 bão mạnh lên nhanh chóng. Trong chiều 27-10 bão mạnh lên 2 cấp, đến tối mạnh tới cuối cấp 14. Diễn biến này tất cả các đài khí tượng không lường được. Ông Tăng nhận định với cấp bão này, nếu suy yếu thì khi cập bờ bão vẫn còn mạnh cấp 11-12.
Phóng to |
Những tấm pano lớn được tháo dỡ ở Nam Định nhằm tránh gây tai nạn xảy ra trong bão - Ảnh: Nguyễn Khánh |
Với hướng di chuyển dọc bờ biển Bắc Trung bộ và đảo Hải Nam nên ông Tăng cho biết dù tâm bão cách bờ 100km nhưng chỉ cần bão dịch chuyển về phía tây là đã quét vào bờ. Do đó trong đêm 27-10 Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương đã mở rộng vùng nguy hiểm từ Quỳnh Lưu (Nghệ An) tới Nam Định. Trong phạm vi này, vùng gió cực mạnh từ cấp 10 trở lên có bán kính chừng 60-70km tính từ tâm bão.
Tuy nhiên, ông Tăng cũng cho biết khi cơn bão đi sâu vào đất liền sẽ suy yếu nhanh và chỉ còn gió của áp thấp nhiệt đới (dưới cấp 8).
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, mưa trong ngày và đêm 28-10 chủ yếu xảy ra dọc đường đi của bão. Do đó, mưa lớn chủ yếu xảy ra ở ven biển là chính. Còn lượng mưa ở sâu trong đất liền không nhiều. Các tỉnh Thanh Hóa đến Quảng Bình có mưa 200-300mm nhưng các tỉnh sâu trong đất liền chỉ xấp xỉ 100m. Riêng khu vực Hà Nội và phía Tây Bắc bộ mưa chỉ 50-70mm.
Vào lúc 7g ngày 28-10, vị trí tâm bão cách bờ biển các tỉnh Nam Định - Nghệ An khoảng 130km về phía đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (từ 134-149 km/giờ), giật cấp 14, cấp 15.
Phóng to |
Do ảnh hưởng của bảo số 8, bờ biển của huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) sạt lở nghiêm trọng - Ảnh: Văn Định |
Sáng nay, tại vị trí trú bão, tàu trưởng Võ Văn Hướng (trú tại xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) và bảy thuyền viên trên tàu NA-90071 TS vẫn chưa tìm thấy thi thể thuyền viên Hoàng Văn Đông (46 tuổi, trú tại xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu).
Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu Lê Đức Cường cũng xác nhận thông tin này.
Trước đó đêm 26-10, nhận được thông báo của bộ đội biên phòng, tàu của ông Hướng rời ngư trường đánh bắt cá ngoài khơi xa để vào bờ tránh trú bão. Trên đường vừa vào bờ vừa thu dọn ngư cụ, ông Đông bị rơi xuống biển. Một lúc sau bảy thuyền viên còn lại trên tàu mới phát hiện được vụ việc. Ông Hướng đã dùng máy bộ đàm điện nhờ hàng chục tàu cũng đang trên đường vào bờ tìm kiếm nhưng không thấy.
Sau đây là một số hình ảnh phóng viên TTO ghi nhận tại Nam Định:
Phóng to |
Một số lều trông coi ngao của các hộ dân tại xã Nam Điền (huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định) bị gió đánh sập - Ảnh: Nguyễn Khánh |
Phóng to |
Dưới sức gió bão mạnh và trời mưa nặng hạt, lực lượng công nhân tại xã Nam Điền đang gấp rút kè lại bờ đê Cồn Xanh, đây là đoạn đê xung yếu nhất của tỉnh Nam Định - Ảnh: Nguyễn Khánh |
Phóng to |
Những khối bê tông đang được thả xuống đê Cồn Xanh để chống vỡ - Ảnh: Nguyễn Khánh |
Phóng to |
14g30, người dân tại xã Nam Điền (huyện Nghĩa Hưng) gấp rút gia cố lại nhà cửa trước khi cơn bão ập đến - Ảnh: Nguyễn Khánh |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận