Các bộ có trách nhiệm gì trong vụ Vinalines?Hai bộ trưởng và tổng thanh tra trả lời chất vấnChuẩn bị chất vấn về nợ xấu và khiếu kiện
Phóng to |
Ông Huỳnh Phong Tranh trả lời chất vấn - Ảnh: VIỆT DŨNG |
Cụ thể ông Tranh trả lời rằng việc không xác định trách nhiệm các bộ, ngành trong kết luận thanh tra là theo thông lệ.
Khi Tổng thanh tra Huỳnh Phong Tranh khẳng định là “thanh tra đã tuân thủ các quy định của pháp luật và không có chuyện chọn hệ số an toàn”, thì đại biểu Lê Thị Nga lên tiếng rằng tổng thanh tra “cần xem lại” lời nói của mình.
“Bổ nhiệm cứ bổ nhiệm, thanh tra cứ thanh tra”
Thanh tra có nhũng nhiễu “Thanh tra viên có nhũng nhiễu không? Năm 2012 chúng tôi đã xử lý sáu cán bộ, trong đó có hai trường hợp xử lý hình sự. Việc đại biểu nói thanh tra nhũng nhiễu, thiếu trách nhiệm, lộ lọt thông tin là hoàn toàn có. Chúng tôi xin nhận trách nhiệm để tăng cường giáo dục đội ngũ cán bộ, nhân viên” - ông Tranh thành thật. |
Đáp lại, ông Tranh nói: “Trong thực hiện thanh tra các tập đoàn, thông thường chúng tôi thanh tra việc chấp hành pháp luật ở các đơn vị trực tiếp, còn trách nhiệm liên quan đối với các cơ quan khác chúng tôi có kiến nghị cơ quan thẩm quyền xem xét trách nhiệm, lâu nay thông lệ vẫn vậy”. “Đối với Vinalines, sau khi kết luận trách nhiệm với lãnh đạo Vinalines, chúng tôi kiến nghị Thủ tướng xem xét ba bộ: Bộ Giao thông vận tải xem xét các quy định về mua tàu vận tải; Bộ Nội vụ xem xét việc bổ nhiệm cán bộ; Bộ Tài chính xem xét các vấn đề về quản lý vốn, tài sản nhà nước. Như vậy chúng tôi đã kiến nghị Thủ tướng xem xét, đánh giá trách nhiệm các bộ, ngành có liên quan” - ông Tranh giải thích. Về vụ bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng, theo ông Tranh: “Thanh tra không có thẩm quyền quản lý cán bộ. Ông Dũng do Thủ tướng trực tiếp bổ nhiệm, điều động. Khi chuyển ông Dũng thì chưa phát hiện vi phạm, cơ quan điều động, thuyên chuyển cũng không tham khảo ý kiến thanh tra. Như vậy chúng tôi không có quyền can thiệp”.
Được mời trả lời bổ sung, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ tái khẳng định: “Trong kết luận của Thanh tra Chính phủ về Vinalines, theo tinh thần cũng như lời văn, tất cả các khuyết điểm, sai phạm đều kết luận thuộc về chủ tịch hội đồng thành viên, ban giám đốc, các giám đốc công ty con... của Vinalines”. Bộ Tài chính chỉ được kiến nghị thu hồi hơn 8 tỉ đồng tiền thuế nộp chậm và họ đã hoàn thành nhiệm vụ này.
“Bộ trưởng Đinh La Thăng nói trong quá trình bổ nhiệm không nhận được ý kiến của cơ quan thanh tra, bây giờ tổng thanh tra lại nói rằng trong quá trình bổ nhiệm không thấy hỏi ý kiến thanh tra. Như vậy là thanh tra cứ thanh tra, bổ nhiệm cứ bổ nhiệm, điều tra cứ điều tra và cuối cùng là ông Dũng trốn thoát” - bà Nga bình luận. Bà Nga đề nghị tổng thanh tra “xác định trách nhiệm theo luật chứ không xác định trách nhiệm theo thông lệ. Vừa rồi Quốc hội sửa Luật thanh tra đã quy định rất rõ”.
Hoãn kết luận để đối tượng nghỉ tết
Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Lê Như Tiến đặt vấn đề: Trong năm năm, đã kết thúc hơn 52.000 cuộc thanh tra, song chỉ chuyển cơ quan điều tra 464 vụ, chiếm chưa đến 1% tổng số vụ việc, còn lại là xử lý hành chính. Trong khi báo cáo của Thanh tra Chính phủ thừa nhận thất thoát tài sản liên quan đến tham nhũng được phát hiện lên đến hàng nghìn hecta đất, hàng chục nghìn tỉ đồng. Nhiều vụ việc kéo dài hết tháng này qua tháng khác nhưng chưa có kết luận thanh tra. “Có biểu hiện ngại ngùng, nể nang, né tránh, e dè, sợ va chạm hoặc lựa chọn hệ số an toàn cao trong thanh tra không?” - ông Tiến hỏi. Bà Lê Thị Nga cũng dẫn chứng có vụ việc thanh tra hoãn kết luận để đối tượng bị thanh tra nghỉ tết.
Ông Tranh giải thích rằng sở dĩ vụ việc chuyển cơ quan điều tra ít cũng có nguyên nhân là khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, thanh tra phải bàn bạc với cơ quan điều tra để thống nhất. “Chúng tôi cũng nhận là việc phát hiện vi phạm còn ít. Chúng tôi rút kinh nghiệm, cố gắng phát hiện dấu hiệu vi phạm để chuyển cơ quan điều tra” - ông Tranh hứa.
Đối với các vụ việc chậm kết luận, tổng thanh tra lý giải rằng: “Sau khi thanh tra, để tạo sự đồng thuận của các cơ quan chức năng chuyên ngành, chúng tôi lấy ý kiến của các cơ quan đó làm sao cho chính xác, trung thực, khách quan. Vì vậy, kết luận thanh tra có phần chậm nhưng không phải là e ngại hay chọn hệ số an toàn cao. Vừa qua có bộ, ngành chúng tôi tham khảo ý kiến hai tháng nhưng chưa trả lời. Chúng tôi đề nghị đại biểu Quốc hội, Chính phủ đôn đốc các bộ ngành tích cực”. Dẫn chứng cụ thể từ vụ thanh tra Ngân hàng Phát triển đã kết thúc một năm rồi mà chưa có kết luận, ông Tranh nói “phải phân tích nội dung nợ rất dày, rất khó, phân tích giữa công nợ cho vay sản xuất kinh doanh và cho vay chính sách, phải làm rõ để kết luận cho chính xác”.
Sau khi các đại biểu Quốc hội truy vấn, Tổng thanh tra Huỳnh Phong Tranh tự nhận trả lời của mình “chưa làm đại biểu hài lòng” và “xin tiếp thu, rút kinh nghiệm”.
Nhận trách nhiệm thì phải kiên quyết thực hiện Chủ tịch Quốc hội yêu cầu các thành viên Chính phủ trả lời chất vấn đã nhận rõ trách nhiệm thì phải làm kiên quyết, thực hiện bằng được. Với Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền: Có trách nhiệm tham mưu, tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác đào tạo nghề, phải đạt chỉ tiêu đã đề ra cho năm nay và năm năm; phối hợp với các ngành liên quan kiểm soát cho được, xử lý cho nghiêm lao động nước ngoài làm việc tại VN mà vi phạm pháp luật. Với Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Phải giải quyết cho được tình trạng nợ xấu của ngân hàng, làm cho tình hình chuyển biến vào cuối năm nay và năm sau, giải quyết nhu cầu vay vốn lành mạnh của doanh nghiệp. Trong quá trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng không được để cho các tổ chức tín dụng, tài chính thuộc sự quản lý trực tiếp của thống đốc Ngân hàng Nhà nước đổ vỡ, làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế, đời sống. Có trách nhiệm vừa kiềm chế lạm phát hợp lý, vừa đảm bảo tốc độ tăng trưởng tín dụng để ngăn chặn khả năng suy giảm kinh tế, phục hồi khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giải quyết công ăn việc làm. Với Tổng thanh tra Huỳnh Phong Tranh: Thúc đẩy, có kế hoạch, biện pháp giải quyết khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện còn tồn đọng thuộc cấp trung ương, chỉ đạo thanh tra phối hợp với các ngành, các cấp ở địa phương giải quyết cơ bản những vụ việc tồn đọng. Nâng cao năng lực, hiệu quả và chất lượng hoạt động của hệ thống thanh tra để làm tốt hơn nữa công tác đấu tranh phòng chống tiêu cực, lãng phí, tham nhũng. Trong quá trình thanh tra phát hiện có dấu hiệu tham nhũng thì chuyển ngay cho cơ quan điều tra. Tiếp tục thanh tra các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước để ngăn chặn tiêu cực, góp phần tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, phát hiện dấu hiệu tội phạm để xử lý nghiêm. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận