* Đồng loạt chốt chỉ số điện kế
Phóng to |
Doanh nghiệp lo lắng * Hằng năm công ty chi khoảng 10 tỉ đồng chi phí tiền điện, trong đó chi phí điện chiếm khoảng 10% trong chi phí giá sản xuất gia công của doanh nghiệp. Nếu tăng 5%, ngoài việc trước mắt phải bù chi phí tiền điện thêm hơn 550 triệu đồng, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đương nhiên bị suy giảm. Điều doanh nghiệp lo hơn cả là mức tăng của chi phí điện sẽ kéo theo hàng loạt nguồn cung đầu vào sẽ tăng. * Giá điện tăng 5%, ngoài việc doanh nghiệp phải “cõng” chi phí phát sinh từ việc tăng giá điện khoảng 20 triệu đồng/tháng, công ty còn phải “chịu đựng” thêm sự tăng giá ít nhất 3-4% từ các nhà thầu phụ cung ứng nguyên liệu do họ cũng bị tác động bởi giá điện tăng. Dù các hợp đồng xuất khẩu hàng giao trong quý 1-2012 đang ở giai đoạn thương thảo cuối cùng, nhưng với thông tin giá điện tăng áp dụng từ ngày 20-12 cũng rất khó cho nhà nhập khẩu chấp nhận mức giá mới vì các thỏa thuận gần như đã được thống nhất. |
Điều đặc biệt trong lần tăng giá này, riêng giá bán điện sinh hoạt ở bậc thang 0-50 kWh cho hộ nghèo và bậc thang 0-100 kWh tạm thời không tăng. Điều này có nghĩa hộ nào mỗi tháng chỉ sử dụng từ 100kWh trở xuống sẽ không bị tăng giá điện.
EVN giải thích việc tăng giá theo đúng các quyết định của Thủ tướng, quy định hiện hành và việc điều chỉnh là cần thiết để giá điện phản ánh đúng chi phí sản xuất kinh doanh thực tế, bù đắp một phần chi phí trong năm 2010 phát sinh do EVN phải huy động các nhà máy chạy dầu giá cao và một số chi phí hợp lý khác vẫn bị “treo” chưa tính vào giá bán điện. EVN cho rằng có tăng giá mới thật sự là tín hiệu để thu hút đầu tư vào các công trình điện, cũng là cách khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả.
Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng, năm 2010 EVN đã lỗ do phải phát điện giá cao, đảm bảo điện trong mùa khô thì năm 2011 lỗ của EVN cũng khó thấp hơn. Nguyên nhân, theo EVN, giá bán điện chưa phản ánh hết chi phí và riêng trong tháng 9 và tháng 10-2011 EVN phải dùng dầu chạy điện do khí cung cấp cho các nhà máy điện bị cắt để sửa chữa.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, một cán bộ EVN cho biết việc tăng giá điện lần này là bình thường bởi theo quyết định của Thủ tướng về giá điện theo thị trường, EVN có quyền đề xuất tăng giá khi giá đầu vào tăng. Tính đến nay, các yếu tố đầu vào đều đã đủ có thể tăng trên 5%. Tuy nhiên, trong bối cảnh kiềm chế lạm phát nên mức tăng giá chỉ được đề xuất 5%.
Trả lời băn khoăn liệu giá điện có tăng tiếp khoảng hai tháng sau hay không, một cán bộ EVN cho biết thông thường mấy năm gần đây giá điện được điều chỉnh ngày 1-3. Tuy nhiên, năm 2012 có tăng vào thời điểm đó hay không, tăng bao nhiêu hiện chưa thể quyết định. “Mọi việc sẽ tùy thuộc tình hình kinh tế vĩ mô, khả năng chịu đựng của người dân. Còn việc cần thiết phải tăng thì... đương nhiên là cần vì giá điện hiện nay vẫn quá thấp và nhiều khoản chi phí của EVN chưa được phản ánh vào giá điện” - cán bộ này nói.
* Theo các tổng công ty điện lực, đến tối 19-12 vẫn chưa nhận được biểu giá điện mới tính cho từng đối tượng từ EVN. Để làm cơ sở tính tiền điện theo giá mới, các tổng công ty cho biết sẽ đồng loạt chốt chỉ số điện kế đối với những đối tượng sản xuất kinh doanh, dịch vụ, hành chính sự nghiệp và chiếu sáng công cộng. Việc chốt chỉ số này sẽ hoàn thành trong ngày 20-12... Cụ thể như Tổng công ty Điện lực TP.HCM phải chốt chỉ số hơn 130.000 điện kế trong tổng số hơn 1,6 triệu điện kế. Trong khi đó, 21 công ty điện lực trực thuộc Tổng công ty Điện lực miền Nam chốt chỉ số khoảng 230.000 điện kế trên địa bàn 21 tỉnh thành phía Nam.
Riêng khoảng 4,77 triệu điện kế thuộc đối tượng thắp sáng sinh hoạt trên địa bàn quản lý của Tổng công ty Điện lực miền Nam sẽ không chốt chỉ số, mà tính theo cách lấy bình quân ngày sử dụng điện trong tháng rồi căn cứ vào mốc 20-12 để xác định lượng điện theo giá cũ và giá mới.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận