Phóng to |
Đại biểu Lê Thanh Hải (bí thư Thành ủy TP.HCM) nói: “Hiện nay chúng ta cần thúc đẩy nhanh tiến trình tái cấu trúc nền kinh tế.
Đây là một trong các nhiệm vụ chính trị của năm 2012 và năm năm tới. Như vậy, trong cơ cấu chi ngân sách cần phản ánh được nhiệm vụ này. Hiện chi ngân sách cho vấn đề này chưa rõ. Chủ trương, định hướng đã có nhưng không thể hiện trong cơ chế, chính sách và không thể hiện trong chi đầu tư cho nội dung này thì không ra tái cấu trúc được”.
Nhà nghèo nhưng còn lãng phí
"Đến năm 2015, nợ công ở mức thấp là 60% GDP, mức cao là 65% GDP. Sau năm 2015 sẽ giảm" Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ |
Theo ông Trần Hoàng Ngân, để đo lường khả năng điều hành của Chính phủ và khả năng giám sát của Quốc hội, một trong những yếu tố mà người dân dựa vào là hiệu quả đầu tư công. “Vấn đề là làm sao đừng để đầu tư công, chi tiêu công trở thành nơi trục lợi cá nhân và tiêu cực. Bởi vì như vậy sẽ dẫn đến tình hình xin chi càng nhiều càng có lợi, để rồi dự toán được duyệt thì cứ chi, thậm chí có những con đường mà gạch lát còn tốt cũng bị đào lên” - ông Ngân nói.
Đối với việc đầu tư cơ sở hạ tầng, ông Nguyễn Quốc Bình băn khoăn ở nhiều nước chi phí xây dựng 1km đường thường không đến 2 triệu USD, còn ở nước ta có nơi lên đến 10 triệu USD/km. “Đây là vấn đề cần phải mổ xẻ, tìm cách giảm giá đầu tư xuống” - ông nói. Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) dẫn nghiên cứu của một chuyên gia thuộc Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright cũng cho biết: “Có dự án đường cao tốc ở nước ta suất đầu tư cao gấp nhiều lần so với ở Hoa Kỳ. Nếu đúng như vậy thì chứng tỏ chúng ta nhà nghèo nhưng lại lãng phí”.
Nợ công: 54,6% GDP
Ông Trần Hoàng Ngân nói: “Bội chi ngân sách liên tục nhiều năm (dự kiến năm 2012 là 140.200 tỉ đồng, bằng 4,8% GDP) đã dẫn đến nợ công, trong đó có nợ nước ngoài ở mức báo động. Ước tính đến cuối năm 2011 nợ công là 54,6% GDP, nợ nước ngoài là 41,5% GDP”. Ông Ngân cho rằng dự trữ ngoại hối của nước ta hiện nay “mỏng” so với các nước trong khu vực, ví dụ như Thái Lan nợ công là 44,1% GDP nhưng dự trữ ngoại hối là 176 tỉ USD.
Lý giải việc nợ công tăng nhanh trong các năm 2010 và 2011, ông Vương Đình Huệ, bộ trưởng Bộ Tài chính, cho biết ngoài nhu cầu huy động vốn để phát triển kinh tế - xã hội, còn có yếu tố điều chỉnh tỉ giá và mức tăng GDP trong mấy năm vừa rồi không được như mong muốn. Nếu tổng GDP tăng khá thì tổng nợ trên GDP sẽ giảm. Ông Huệ khẳng định: “Nợ của chúng ta hoàn toàn là để bổ sung vốn cho đầu tư phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chúng ta vay để tập trung vào các dự án cơ sở hạ tầng. Từ năm 2012, chúng ta xác định tập trung vào chất lượng đầu tư”.
Bên cạnh đề nghị quản lý chặt chẽ việc vay và trả nợ, nhiều đại biểu cho rằng ngân sách nhà nước cần quan tâm đầu tư hơn nữa cho nông nghiệp, nông thôn, đảm bảo quốc phòng, tăng cường năng lực cho cảnh sát biển...
Nói dàn trải nhưng không thấy phần mình Nói dàn trải nhưng chưa thấy tỉnh nào, đại biểu nào nhận tỉnh mình đầu tư không hiệu quả. Cũng chưa thấy tỉnh nào tình nguyện thôi dự án này, dự án kia của mình đi để bớt dàn trải... Thu chi cứ tăng đều, giảm đều. Chia mỗi nơi một ít. Cơ bản ai cũng được. Ông Phạm Quang Nghị (bí thư Thành ủy Hà Nội) Cần quan tâm đầu tư vùng kinh tế trọng điểm Một trong những giải pháp được Thủ tướng đưa ra là huy động nguồn lực để thực hiện các đột phá theo một lộ trình hợp lý, ưu tiên cho các lĩnh vực, dự án có tác động lan tỏa cao. Đây là chỗ tạo ra được nguồn thu mới. Nếu cứ đầu tư mỗi nơi một ít thì không thể tạo ra sức bật. Ông Huỳnh Thành Lập (đại biểu Quốc hội TP.HCM) |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận