29/09/2011 21:42 GMT+7

Đồng Tháp, An Giang: quyết liệt bảo vệ đê

THANH TRIỀU
THANH TRIỀU

TTO - Nước đang lên và tình trạng vỡ đê vẫn tiếp tục diễn ra tại các tỉnh ĐBSCL. Tình hình chiến đấu với lũ đang hồi quyết liệt tại hai tỉnh đầu nguồn Đồng Tháp và An Giang.

Xem video An Giang bảo vệ đê do Truyền hình Tuổi Trẻ thực hiện
tcn0nl58.jpgPhóng to
Nông dân xã Thông Bình (Tân Hồng) chủ động gia cố đê - Ảnh: Quang Vinh

Cho học sinh nghỉ học tránh lũ

Trước tình hình nước lũ các nơi trong tỉnh đang tiếp tục lên theo lũ thượng nguồn đổ về, để đảm bảo an toàn cho học sinh trước tình hình bão và lũ đặc biệt lớn này, UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có văn bản chỉ đạo và yêu cầu giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh chỉ đạo các điểm trường tiểu học và THCS cho học sinh nghỉ học từ 29-9 đến hết 8-10-2011.

Riêng đối với các phường thuộc địa bàn TP Cao Lãnh, nếu đảm bảo điều kiện an toàn cho học sinh thì vẫn duy trì việc học đối với học sinh THCS. Đối với các điểm giữ trẻ nông thôn, trường mẫu giáo, nhà trẻ, các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục duy trì hoạt động; nếu cơ sở, điểm trường đảm bảo an toàn cho trẻ thì yêu cầu các bậc cha mẹ học sinh tổ chức đưa đón học sinh an toàn.

Sáng 29-9, Ban phòng chống lụt bão tỉnh Đồng Tháp cho biết mực nước các nơi tiếp tục lên nhanh từ 5-13 cm/ngày trong vài ngày tới. Dự báo đến đầu tháng 10-2011, mực nước cao nhất ngày trên sông Tiền tại Tân Châu ở mức 5,00m, cao hơn mức báo động cấp 3 là 0,50m.

Sau nhiều ngày cật lực tham gia bảo vệ đê, nhiều nơi lực lượng lao động tại chỗ đã đã không còn đủ lực để chống chọi với sức lũ đang dâng. Trước tình hình này, ngoài sự chi viện của quân đội, Tỉnh đoàn và Trường đại học Đồng Tháp đã huy động hàng trăm thanh niên ra quân giúp sức các địa phương.

Tỉnh Đồng Tháp cũng đã tạm ứng thêm hàng chục tỉ đồng để các huyện Tân Hồng, Hồng Ngự, Thanh Bình và thị xã Hồng Ngự kịp thời gia cố đê bao.

Hiện nước lũ đã tràn qua nhiều tuyến lộ nông thôn, đe dọa tỉnh lộ 843 từ Tràm Chim về Tân Hồng. Nhiều đoạn bờ bao bảo vệ lúa thu đông lũ tại các huyện đầu nguồn chỉ còn cao hơn mặt nước 0,1-0,3m. Triều cường kết hợp lũ thượng nguồn đổ về nhiều gây ngập cục bộ nhiều đoạn bờ bao bảo vệ vườn cây ăn trái, ao hầm nuôi thủy sản tại các huyện, thị xã, thành phố khu vực phía Nam tỉnh.

Sáng cùng ngày, tại tuyến 1 đê bao bảo vệ thị trấn Sa Rài, huyện Tân Hồng và ở khu vực Cả Mũi, xã Tân Thành A, huyện Tân Hồng người dân đang khẩn trương di dời nhà cửa ra khỏi vùng nguy hiểm. Nhiều hộ dân cho biết đang gặp khó khăn về kinh phí và việc làm trong mùa lũ vì toàn bộ tài sản lúa thu đông đã bị mất trắng.

Khoảng 15g chiều ngày 29-9, một đoạn trên tuyến đê Bắc Viện bất ngờ vỡ, nước lũ tràn vào khu vực 10.000 ha lúa thuộc ấp Thi Sơn, xã Tân Thành A, huyện Tân Hồng, Đồng Tháp.

Sau gần hai giờ, với sự đồng tâm hợp lực hết sức căng thẳng của hàng trăm người dân và bộ đội địa phương, việc cứu đê đã thành công.

FctX8ojj.jpgPhóng to
VKtYB7uK.jpg
Người dân dùng gỗ bạch đàn để đóng cọc, chặn mạch ngầm - Ảnh: Tiến Thành
cmUWtbwR.jpgPhóng to
Nước lũ tiếp tục chảy xiết làm lở đất - Ảnh: Tiến Thành
nbW2BV2k.jpgPhóng to
Người dân nhanh chóng tận dụng lá và thân cây bạch đàn để chặn dòng nước - Ảnh: Tiến Thành
fbKsOrpg.jpgPhóng to
15g45, nước lũ tiếp tục tràn mạnh vào khu vực trồng lúa - Ảnh: Tiến Thành
phR6HeHJ.jpgPhóng to
Người dân ấp Thi Sơn vật lộn với dòng nước chảy xiết - Ảnh: Tiến Thành
6itbzevQ.jpgPhóng to
Hàng trăm bao cát được người dân và bộ đội địa phương vận chuyển đến nơi vỡ đê - Ảnh: Tiến Thành
JtpR7Rj9.jpgPhóng to
16g45, việc chặn dòng nước lũ cơ bản hoàn thành với sự hợp sức của hàng trăm thanh niên vận chuyển bao cát, cọc gỗ bạch đàn và hai máy xúc lớn - Ảnh: Tiến Thành

Chiều 29-9, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh Đồng Tháp, cho biết nước lũ các trạm thượng nguồn sông Mekong và đầu nguồn sông Cửu Long đang xuống, nhưng còn ở mức cao. Mực nước lúc 7 giờ sáng ngày 29-9 đạt 4m76, cao hơn ngày trước 1cm. Song do ảnh hưởng của triều cường, nước lũ trên đồng từ thượng nguồn đổ về khiến nhiều nơi tiếp tục dâng cao từ 5-15cm.

Dự báo trong và ngày tới, mực nước các nơi trong tỉnh tiếp tục lên nhanh, sau đó lên chậm dần. Dự báo đến đầu ngày 3-10-2011, mực nước cao nhất ngày trên sông Tiền tại Tân Châu ở mức 4,90 m, cao hơn mức báo động cấp 3 là 0,40 m.

Do ảnh hưởng kết hợp giữa gió mùa Tây nam có cường độ mạnh và hoàn lưu cơn bão số 5 nên trong vài ngày tới thời tiết trong tỉnh còn xấu, có mưa ở nhiều nơi.

Ngành Giáo dục và Đào tạo cho 87 điểm trường (474 lớp), 11.705 học sinh mầm non, tiểu học, THCS nghỉ học tránh lũ.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, lãnh đạo tỉnh cho biết tỉnh sẽ rà soát số hộ dân có hoàn cảnh khó khăn do lũ để hỗ trợ với tinh thần không để bà con khó khăn hơn.

An Giang: 3 người chết do lũ

Ông Huỳnh Thế Năng, phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết, một dân quân đi kiểm tra tình hình lũ lụt ở Thất Sơn bị rắn độc cắn chết ngày 28-9. Như vậy, từ đầu mùa lũ đến nay, An Giang đã có ba trường hợp chết vì lũ lụt.

Đến sáng 29-9, đã có thêm ba điểm bị vỡ đê bao, nâng tổng số đê bao bị vỡ trên địa bàn An Giang lên bảy điểm. Trong đó, khoảng 1g ngày 29-9, nước lũ đầu nguồn lên nhanh kết hợp với triều cường đã làm bể tuyến đê Lũ Núi với chiều ngang hơn 20m thuộc trạm bơm Tà Mốc, xã Vĩnh Trung, huyện miền núi Tịnh Biên - An Giang.

OpmNsvVT.jpgPhóng to
Nước chảy tràn vào cánh đồng - Ảnh: Bảy Núi

Khoảng 250 ha lúa thu đông của bà con dân tộc Khơ-me đã ngập trong lũ. Huyện đã huy động hàng ngàn lực lượng bộ đội, biên phòng, công an, cán bộ địa phương cùng bà con Khơ-me đóng cừ, vô hàng ngàn bao cát, tấn lưới B40 để gia cố đoạn đê. Dự kiến, sẽ khắc phục hậu quả trong thời gian sớm nhất. Riêng phần diện tích hơn 250 ha bị ngập, sẽ huy động 8 máy để rút nước ngày đêm chống úng nhằm bảo vệ tài sản cho bà con nông dân.

W1UgzFpY.jpgPhóng to
Xúc cát vô bao để đắp đê - Ảnh: Bảy Núi
Gj0SNTur.jpgPhóng to
Khẩn trương gia cố đê - Ảnh: Bảy Núi

Tỉnh đang chỉ đạo khắc phục và bảo vệ tính mạng tài sản nhân dân trong mùa lũ. Các lực lượng quân đội của Quân khu 9, Công an An Giang, dân quân du kích đang tích cực cùng nhân dân khắc phục hậu quả vỡ đê bao.

thNnSndm.jpgPhóng to
Bà con Ô Long Vỉ, huyện Châu Phú nỗ lực bảo vệ đê - Ảnh: Đức Vịnh
qslW5xPv.jpgPhóng to

Người dân xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú (An Giang) đang tập trung gia cố bảo vệ đê - Ảnh: Đức Vịnh

y8lNByEF.jpgPhóng to
Thanh thiếu niên cũng tình nguyện tham gia bảo vệ đê - Ảnh: Đức Vịnh
Vv1vsI8P.jpgPhóng to
Xe gắn máy chở cát để đắp cao đê - Ảnh: Đức Vịnh
THANH TRIỀU
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên