Phóng to |
Cháu Nguyễn Hoàng Tấn Dũng, 24 tháng tuổi, bị bệnh tay chân miệng phải nhập Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ ngày 16-8 đến nay - Ảnh: Thuận Thắng |
Ông NGUYỄN VĂN BÌNH nói:
Phóng to |
Ông Nguyễn Văn Bình - Ảnh: L.Anh |
* Theo ông, với tình hình hiện nay, khi bệnh tay chân miệng đã xuất hiện ở 59 tỉnh thành, số ca mắc tăng gấp 5,2 lần so với năm 2010, số ca tử vong tăng đặc biệt cao (83 ca, trong khi năm 2010 chỉ có sáu ca tử vong), đã có địa phương nào cần công bố dịch tay chân miệng hay chưa?
- Nhiều địa phương có tỉ lệ mắc tăng cao so với dự tính, nhưng trong hội nghị phòng chống dịch tay chân miệng tổ chức ở TP.HCM cách đây vài ngày, chưa có địa phương nào thông báo tình hình dịch vượt quá khả năng kiểm soát. Tỉ lệ tử vong cao nhưng tác nhân gây bệnh thì đã rõ là do virut EV71.
Trong tình hình này, sở y tế địa phương cần xác định đặc điểm dịch tễ của các ca bệnh, tỉ lệ mắc bệnh ở khu dân cư hay trường học nhiều hơn, căn cứ vào mật độ dân số và tỉ lệ mắc ở địa phương, khả năng đáp ứng về y tế... để công bố dịch, huy động tổng lực nhân lực và vật lực để chống dịch.
* Vậy theo ông, có yếu tố chưa rõ ràng trong điều kiện công bố dịch hay không, khi thật khó để địa phương tự nhận mình không kiểm soát được dịch, trong khi thực tế thì số ca mắc, ca tử vong do bệnh vẫn tăng rất cao, liên tục trong hai tháng qua?
- Ngày 20-8, chúng tôi sẽ có cuộc họp trực tuyến với một số địa phương và phân tích rõ hơn thế nào là vượt quá tầm kiểm soát. Sau cuộc họp này sẽ có câu trả lời cụ thể hơn về chuyện địa phương nào nên công bố dịch. TP.HCM cho là dịch chưa vượt quá tầm kiểm soát của họ. Nhưng chúng tôi sẽ hướng dẫn các địa phương để họ xác định thêm tình hình của mình, biến kế hoạch của địa phương thành chương trình hành động cụ thể, có công việc hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng...
* Có ý kiến cho là dịch tay chân miệng năm nay tăng cao bất thường, nhưng địa phương thì không đánh giá hết tình hình và Bộ Y tế thì chờ địa phương công bố dịch, khiến số mắc, số tử vong tăng cao. Ý kiến ông thế nào?
- Không phải là Bộ Y tế chờ, mà bệnh tay chân miệng thuộc nhóm bệnh truyền nhiễm B, thẩm quyền công bố dịch là chủ tịch UBND tỉnh thành trên cơ sở đề xuất của giám đốc sở y tế. Số mắc tay chân miệng tăng từ tuần 21 (tháng 6-2011) và đỉnh điểm là tuần 25, từ đó đến nay số ca mắc đã giảm dù chưa nhiều, chưa có tuần nào bằng tuần 25, số tử vong cũng giảm.
Phóng to |
Theo dõi một ca bệnh tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP.HCM - Ảnh: Minh Đức |
* Như vậy theo ông, cần hay chưa cần công bố dịch tay chân miệng trong tình hình dịch khá nghiêm trọng hiện nay?
- Việc công bố dịch hay chưa phụ thuộc vào cuộc họp trực tuyến với các địa phương hôm nay 20-8 để xem xét thêm tình hình. Nhưng vấn đề ở đây không phải công bố dịch là hết ngay dịch, giải pháp công bố dịch không quá quan trọng vì mục tiêu của công bố dịch là tập hợp nguồn lực, thì giờ các địa phương đã dành nhiều nguồn lực chống dịch.
Mặt khác đây là bệnh chưa có văcxin, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, việc lây lan tiếp hay không còn tùy thuộc thái độ ứng phó của cả gia đình và người chăm sóc trẻ. Tuyên truyền phòng dịch thời gian qua chưa đến được với người dân, vì không phải người nào cũng nghe đài đọc báo, biết tình hình dịch.
Rất nên đưa việc phòng chống dịch về từng cụm dân cư, có vai trò trách nhiệm của tổ trưởng tổ dân phố, cán bộ phụ nữ, Đoàn thanh niên, chính quyền địa phương để thông tin dịch tay chân miệng đến tận người dân.
* Chưa đầy ba tháng (tính từ tháng 5) đã có thêm 25.000 người mắc bệnh tay chân miệng, hàng chục ca tử vong. Ông có thấy việc chống dịch quá chậm, bởi lẽ ra phải có những biện pháp mạnh từ tháng 5 khi dịch bắt đầu leo thang?
- Dịch tay chân miệng đã tăng dần trong 10 năm qua, không chỉ ở VN mà ở nhiều nước châu Á và Đông Nam Á, Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mông Cổ... đều ghi nhận người mắc. Trung Quốc năm 2010 có trên 1 triệu người mắc, 260 người tử vong. Tôi nói thế không phải để bào chữa cho tình hình dịch gia tăng, mà Bộ Y tế đã triển khai nhiều biện pháp mạnh.
Hiện nay đang có mười đoàn giám sát dịch tại các địa phương trọng điểm, các đoàn kiểm tra sẽ làm việc tại địa phương đến hết tháng 9 nếu dịch còn diễn biến phức tạp. Hiện 17-18 địa phương đã có chỉ thị chống dịch ở địa phương, tất cả địa phương đều đã có kế hoạch chống dịch, nhưng như tôi nói là phải biến kế hoạch ấy thành hành động, thành công việc cụ thể trong mỗi giờ, mỗi ngày, mỗi tuần...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận