27/07/2011 13:14 GMT+7

Các cơ quan đầu não đặt tại Ba Đình

V.V.THÀNH
V.V.THÀNH

TTO - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký quyết định phê duyệt quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Đến năm 2030, Hà Nội sẽ có 5 đô thị vệ tinh, hầm qua sông Hồng.

Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội:

Các cơ quan đầu não đặt tại Ba Đình

* Hà Nội sẽ có 5 đô thị vệ tinh, hầm qua sông Hồng

TTO - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký quyết định phê duyệt quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Đến năm 2030, Hà Nội sẽ có 5 đô thị vệ tinh, hầm qua sông Hồng.

Theo đó, toàn bộ diện tích theo địa giới hành chính của Hà Nội rộng khoảng trên 3.000km2, trong 10 năm tới quy mô dân số gần 8 triệu người.

Thủ đô Hà Nội phát triển theo mô hình chùm đô thị gồm khu vực đô thị trung tâm, năm đô thị vệ tinh, các thị trấn được kết nối bằng hệ thống giao thông đường vành đai kết hợp với các trục hướng tâm, có mối liên kết với mạng lưới giao thông vùng và quốc gia. Đô thị trung tâm được phân cách với các đô thị vệ tinh, các thị trấn bằng hành lang xanh (chiếm 70% diện tích đất tự nhiên của thành phố).

Khu vực đô thị trung tâm được phát triển mở rộng từ khu vực nội đô về phía tây, nam đến đường vanh đai 4 và về phía bắc với khu vực Mê Linh, Đông Anh; phía đông đến khu vực Gia Lâm và Long Biên.

Khu vực hai bên sông Hồng là trục không gian cảnh quan trung tâm của thủ đô, là nơi bố trí các công viên, công trình văn hóa, giải trí lớn để tổ chức những sự kiện có ý nghĩa của thủ đô. Khai thác, kế thừa quy hoạch cơ bản phát triển sông Hồng đoạn qua Hà Nội (đã được Hà Nội tổ chức nghiên cứu) tiếp tục nghiên cứu phát triển đồng bộ hai bên đoạn tuyến chảy qua thành phố, ảnh hưởng tới trục không gian cảnh quan văn hóa - đô thị Hồ Tây - Cổ Loa. Trên dọc tuyến sông Hồng, phần đất đoạn tuyến đi qua Tứ Liên không xây dựng công trình cao tầng.

Các cơ quan đầu não của Đảng, Quốc hội, Nhà nước và Chính phủ đặt tại khu vực Ba Đình. Rà soát và di dời trụ sở làm việc của một số cơ quan trung ương ra ngoài nội đô đến khu vực Mễ Trì và Tây Hồ Tây. Ưu tiên vị trí tại khu vực Tây Hồ Tây để bố trí thêm trụ sở các cơ quan trung ương làm việc, tạo điều kiện thuận lợi với trụ sở của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước và Chính phủ. Trụ sở cơ quan Thành ủy, HĐND, UBND thành phố bố trị tại khu vực xung quanh hồ Gươm.

Về định hướng phát triển nhà ở, đến năm 2030, diện tích bình quân nhà ở khu vực đô thị tối thiểu là 30m2 sàn sử dụng/người và nhà ở nông thôn tối thiểu là 25m2 sàn sử dụng/người.

Tại Hà Nội sẽ xây dựng mới trung tâm thể dục thể thao tầm cỡ quốc tế và khu vực tại phía bắc sông Hồng phục vụ ASIAD (hoặc Olympic trong tương lai).

Về giao thông đường bộ, sẽ xây dựng, hoàn thiện hệ thống đường cao tốc hướng tâm, bao gồm bảy tuyến; đồng thời xây mới các trục giao thông kết nối đô thị trung tâm với đô thị vệ tinh và các trục giao thông nội vùng, trong đó có trục Hồ Tây - Ba Vì. Xây mới tám cầu và hầm qua sông Hồng. Nghiên cứu xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Hà Nội - Vinh.

V.V.THÀNH

V.V.THÀNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên