Trong văn bản, ông Công nói “nay tôi đã tự giải mã và tìm ra được nơi cất giấu của cải của vua Hàm Nghi” và “đề nghị tỉnh cho phép tôi được hưởng 20% tổng giá trị thu nhập của kho báu”.
Lại rộ tin tìm thấy kho báu của vua Hàm Nghi
Theo ông Hòa, những điều ông Công đưa ra trong văn bản không có tính khoa học, cũng không hề có cơ sở nào cho thấy đã tìm thấy kho báu ở xã Hóa Sơn. Và đây không phải là lần đầu tiên ông Công nói về chuyện này với UBND tỉnh Quảng Bình. Vì vậy tỉnh chưa thể có văn bản hoặc quyết định nào về việc này.
Thật sự có kho báu của vua Hàm Nghi ở xã Hóa Sơn hay không? Ông Nguyễn Khắc Thái - tiến sĩ sử học, người có nhiều nghiên cứu về các giai đoạn lịch sử cận đại, trong đó có vấn đề về kho báu của vua Hàm Nghi ở Quảng Bình - khẳng định: “Bản thân tôi từng làm nhiều việc liên quan đến chuyện tìm vàng của ông Công. Chúng tôi đã đào hố thám sát tại ngọn đồi ông Công đang đào tìm kho báu, kết quả không có dấu hiệu gì cho thấy các tầng đất ở đó từng bị xáo trộn, như kiểu đã bị đào bới rồi lấp lại để chôn cất kho báu. Ở đó chỉ toàn là mạch đất nguyên sinh".
"Trên cơ sở nghiên cứu lịch sử, lực lượng đi theo vua Hàm Nghi khi hành tẩu không đông và thường xuyên bị truy đuổi, đường đi rất dài (Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Lào, Hà Tĩnh...) và toàn đi bí mật ở địa hình rừng núi hiểm trở nên không cho phép mang vác cả một kho của cải nặng đi theo. Việc vua Hàm Nghi rời Huế trong hoàn cảnh bị Pháp kiềm tỏa như thế thì chuyện mang cả kho báu là không thể”, ông Thái cho biết.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận