Phóng to |
Gần như đêm nào Hiếu (10 tuổi) cũng làm việc đến 0g - Ảnh: ĐÌNH DÂN |
Video clip "Đổi tuổi thơ lấy bạc cắc" - Thực hiện: TVO |
Giúp đỡ 2 trẻ trốn khỏi cơ sở may
Cơ sở may tại 98/14 Đỗ Thừa Luông, khu phố 2, P.Tân Quý, Q.Tân Phú là căn nhà lợp tôn nằm trong con hẻm đất. Tại đây có khoảng 5-6 lao động, trong đó có ba em nam từ 10-15 tuổi và hai em nữ lớn tuổi hơn.
Mồ hôi thấm áo
Gần 0g ngày 28-4-2011, người ta nghe những tiếng chửi tục vang lên từ cơ sở may nói trên: “Đ.M. xong giờ nào tao cho mày nghỉ giờ đó, làm xong mới được ăn”. “Thằng này xếp xong 14 khâu quần nữa tao mới cho nghỉ...”. Giữa đêm khuya tiếng ông chủ xưởng may tên Điềm liên tục quát tháo như tát nước vào mặt những đứa trẻ. Trên bàn may, dưới đống vải vóc chất cao là những đứa trẻ mình trần gầy trơ xương quần quật làm việc trong tiếng chửi bới.
Đêm càng về khuya, bóng những đứa trẻ dần mất hút bởi đống quần áo chất mỗi lúc một cao. Nhỏ con nhất trong đám là cậu bé tên Hiếu (10 tuổi). Ở đây lúc nào Hiếu cũng phải cởi trần để tránh nóng, người em gầy gò, mỏng tanh. Hiếu cho biết em làm ở xưởng may này từ đầu năm đến nay. Vì quá nhỏ chưa ngồi ở bàn may được nên Hiếu được giao việc gấp quần áo khi những đứa lớn hơn may xong.
Trong nhiều đêm từ tháng 4 đến tháng 6-2011, khi chúng tôi đến đây ghi hình thì gần như đêm nào Hiếu cũng phải làm việc đến 24g. Người dân sống xung quanh cho biết có đêm ông Điềm bắt các em tăng ca đến 2g-3g sáng. Theo tìm hiểu của chúng tôi, các em nhỏ này quê ở phía Bắc, được ông Điềm mướn về làm việc thông qua bố mẹ các em. Mỗi năm các em được trả vài ba triệu đồng.
Cuộc mưu sinh của những đứa trẻ nghèo
Địa phương nói gì? * Mỗi năm chúng tôi đều buộc các cơ sở sản xuất phải ký biên bản cam kết không sử dụng lao động trẻ em. Nhưng thực tế vẫn đang tồn tại và rất khó xử lý. Hầu hết mỗi cơ sở đều có 1-3 trẻ em. Khi chúng tôi đến kiểm tra thì họ nói những đứa trẻ này đi học việc nên chúng tôi để công an khu vực tiếp tục theo dõi. * Hiện nay trên địa bàn phường còn tồn tại nhiều cơ sở sản xuất nhỏ lẻ (chủ yếu là cơ sở may gia công) có sử dụng lao động trẻ em. Tuy nhiên, khi chúng tôi đến kiểm tra thì chủ cơ sở nói là con cháu trong gia đình của họ vào chơi, giúp việc nhà nên không thể xử lý. |
Trưa 7-6, mưa dầm dề nhưng căn phòng mà Mong thuê (khoảng 30m2) cho bọn trẻ làm việc vẫn nóng và ngột ngạt. Lẫn trong đống vải vóc dưới sàn nhà là em Nguyễn Lộc (13 tuổi) đang mình trần cặm cụi với cây kéo to đùng để cắt vải. Cũng như những đứa trẻ khác trong xưởng, chuyện tiền nong, lương bổng Lộc không biết, em chỉ biết sáng dậy sớm làm đến 12g đêm thì nghỉ, cùng các bạn lăn ra ngủ ngay tại cơ sở của chủ...
Tại xưởng may thêu gia công số 42/60/107 Hồ Đắc Di, P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú có khoảng 20 lao động đang làm việc, trong đó nhiều em từ 13-16 tuổi. Các em đều là người ở hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh. Vừa đứng điều khiển máy thêu, em Nguyễn Văn Mạnh (13 tuổi) vừa kể: “Con làm từ 7g sáng đến 12g trưa nghỉ ăn cơm, rồi làm từ 2g chiều đến 7g tối. Sau đó nghỉ một lúc và tiếp tục làm từ 8g tối đến 12g đêm mới nghỉ”.
Mạnh là con cả trong gia đình có hai anh em, bố mẹ làm nghề nông ở xã Mão Điền, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh). Mạnh được bố mẹ đồng ý cho vào miền Nam kiếm sống - nơi mà chính bố mẹ em cũng chưa từng biết đến. Làm cùng chỗ với Mạnh còn có em Nguyễn Xuân Nam (13 tuổi, quê Bắc Ninh), em Nịnh Văn Định (quê Bắc Giang)...
Sau một ngày làm việc, tất cả các em nam lẫn nữ đều ăn ngủ, sinh hoạt chung tại xưởng. Nơi các em ngủ nghỉ là một gác lửng xập xệ, nóng nực, chất đầy vải vóc. Ông Nguyễn Xuân Quang - chủ xưởng may - phân bua: “Tiền công các em được trả theo năm, đứa ít nhất cũng được 10 triệu đồng/năm. Tất cả mọi thỏa thuận đều thực hiện với bố mẹ các em ở quê”.
Xung quanh khu vực này không chỉ có cơ sở của ông Quang mà còn có tới 3-4 cơ sở khác cũng đang sử dụng những em nhỏ làm việc như vậy.
Tại cơ sở gia công giày dép ở tổ 30, khu phố 6, P.Tân Hưng Thuận, Q.12, em Tống Văn Sang mới 11 tuổi nhưng ngày ngày phải làm việc từ 8g sáng hôm trước đến 1g-2g sáng hôm sau với đồng lương rẻ mạt: 700.000 đồng/tháng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận