Phóng to |
Ông Dương Văn An - bí thư Trung ương Đoàn, trưởng đoàn hành trình - cho biết rất ủng hộ ý tưởng mỗi người ra Trường Sa đem theo một nắm đất quê hương vì: “Trước đây, cha ông ta đã có truyền thống góp đất từ các địa phương về một nơi”.
Xóa mờ khoảng cách
Ông An cho rằng: “Như việc xây đàn Xã Tắc, đất được lấy từ tất cả các tỉnh thành. Đó là hành động thể hiện non sông liền một dải. Nên tôi rất ủng hộ việc mỗi người ra Trường Sa đem theo một nắm đất quê hương của mình vì đó là hành động thể hiện rõ hơn sự nối liền non sông, biển lớn, xóa mờ khoảng cách đất liền và biển xa”. Ông An nói thêm: “Hiện nay, Trường Sa đã tặng đá chủ quyền lấy tại đảo cho nhiều tỉnh thành. Vì vậy, việc đất liền gửi đất ra đảo là hành động thể hiện trách nhiệm của mình và đây là việc nên làm”.
Ông Nguyễn Huy Hoàng - tổng giám đốc Tập đoàn Tâm Việt, đại diện Hội doanh nghiệp trẻ Hà Nội tham gia chuyến hành trình - cho rằng giới doanh nhân luôn sẵn sàng tham gia các hoạt động vì biển đảo, vì chủ quyền đất nước, nhất là việc làm thực tế và đơn giản như góp viên đá tôn nền Tổ quốc ở Trường Sa. “Tôi sẽ kêu gọi các doanh nghiệp khác tham gia cuộc vận động này” - ông Hoàng nói.
Phóng to |
Hoa hậu Hương Giang (thứ ba từ phải sang) cùng các thành viên trong đoàn hành trình Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương giao lưu văn nghệ với các chiến sĩ trên đảo Đá Thị thuộc quần đảo Trường Sa - Ảnh: TUẤN THÀNH |
Giữ vững chủ quyền
Qua trải nghiệm Trường Sa, Lại Văn Tân (sinh viên năm 4 Đại học Tây Đô, Cần Thơ) chia sẻ: “Cán bộ chiến sĩ và biển đảo cần nhiều thứ hơn mình vẫn tưởng. Những thứ rất đơn giản ở đất liền mà đôi khi ta quên không nghĩ tới, nhưng ở Trường Sa lại thật quý giá”. Tân khẳng định sẽ tìm cách phát động để mỗi sinh viên, thanh niên ở ĐH Tây Đô góp một viên đá như một hành động vì Tổ quốc. Tân tự tin phong trào thiết thực sẽ dễ thành công vì ai cũng muốn có cơ hội làm một việc gì đó cụ thể cho đất nước.
Thiếu tá Đoàn Văn Khương - trợ lý thanh niên Vùng 4 hải quân, người trực tiếp lăn lộn với phong trào thanh niên, quần chúng ở quần đảo Trường Sa - cho biết tại một số điểm đảo, cán bộ chiến sĩ còn nhiều khó khăn, đặc biệt là các đảo chìm. “Theo tôi, việc góp đá cho Trường Sa có thể thực hiện với nội dung linh hoạt. Có thể góp bằng nhiều cách khác như góp bằng tiền bởi nhiều tỉnh thành xa nếu vận chuyển đất đá đến khu vực thuận lợi đem ra Trường Sa thì chi phí tăng và hiệu quả không cao”. Ngoài ra, theo ông Khương, bên cạnh việc góp đá để tôn nền Tổ quốc, việc đóng góp của các tổ chức, cá nhân có thể thể hiện bằng một món quà tinh thần hay dự án cụ thể.
Từng công tác trên đảo Phan Vinh thuộc huyện đảo Trường Sa, ông Khương cho biết các đảo hiện đã có điện, nhưng đất và nước ở đảo đều ít, đây mới là điều gian khó cần phong trào rộng lớn. “Nhà ở của các chiến sĩ chỉ cách mặt nước biển cỡ 1m, biển động phải bịt kín tất cả lỗ thông gió, chấp nhận thở tiết kiệm. Lúc mưa đôi khi phải hò nhau mang bao nilông đứng dưới mưa để hứng nước. Thế mà nhiều thời điểm hạn hán, chiến sĩ phải chia nhau từng lít nước ngọt, thậm chí có thời điểm thiếu quá, đất liền phải cử tàu ra bơm nước lên cho từng đảo”. Vì vậy, theo ông Khương, nếu đầu tư mở rộng, nâng cao được các đảo chìm, tăng năng lực chứa nước ngọt sẽ là hành động rất thiết thực để giữ vững chủ quyền cũng như phát triển kinh tế biển đảo.
Hình ảnh người chiến sĩ quấn quốc kỳ vào thân mình để dù hi sinh thì quốc kỳ VN vẫn hiện diện và khẳng định chủ quyền trên đảo đã gây ấn tượng mạnh mẽ cho Giang cũng như tất cả thành viên trong đoàn. Có lẽ ai cũng ý thức mình phải có trách nhiệm hơn với đất nước sau chuyến đi Trường Sa. Với Giang, thật sự mỗi người lính Trường Sa đều như một anh hùng. Khi lên nhà giàn DK1/16, với những xúc cảm trước hình tượng người chiến sĩ, Giang bỗng nhiên muốn hát quốc ca VN. Và ngay giữa biển trời mênh mông, hát quốc ca trên nhà giàn với sự yêu thương, gắn bó là lần hát quốc ca tuyệt vời nhất mà Giang được hát trong đời. Trong khả năng của mình, sau chuyến đi, Giang sẽ chia sẻ những tình cảm, sự trân trọng, kính phục và những xúc cảm thiêng liêng mà Giang đã có tại Trường Sa để các bạn trẻ hiểu thêm về chủ quyền biển đảo và sự đóng góp của quân dân huyện đảo. Việc góp đá cho Trường Sa nhằm tôn nền Tổ quốc nơi biển đảo theo Giang rất có ý nghĩa, nhất là khi đã đến thăm ngôi nhà của chiến sĩ tại các đảo chìm và Giang sẽ vận động người quen tham gia chương trình này. Nếu báo Tuổi Trẻ và Quân chủng hải quân cần Hương Giang trong bất kỳ hoạt động nào cho chương trình “Góp đá xây Trường Sa”, Giang luôn sẵn sàng. * Nguyễn Phan Hà Châu (SV Trường cao đẳng Sư phạm trung ương TP.HCM): Không chờ phong trào, vận động, một cách rất tự nhiên, Nguyễn Phan Hà Châu đã tự gói một nắm đất đá đem ra Trường Sa trong hành lý đã to quá khổ so với vóc dáng của mình. Hà Châu nói với Tuổi Trẻ: - Khi có tên trong danh sách được ra đảo, tôi đã lấy một nắm đất ở trường học của mình cất vào hành lý. Khi ra đến Trường Sa Lớn, giữa biển cả mênh mông, tôi thấy “gói hành lý đặc biệt” của mình thật có ý nghĩa. Khi mọi người đang bận giao lưu văn nghệ với chiến sĩ, tôi đã tranh thủ để gói đất của mình vào một góc của thủ phủ huyện đảo và giữ đó là niềm vui cho riêng mình. * Mục đích của Châu là gì khi đem gói đất nhỏ ra Trường Sa? - Tôi mong có sự hiện diện của mình bằng một cách nào đó ở Trường Sa. Và nhất là khi mình chưa có nhiệm vụ ra phục vụ ở đảo, tôi cũng mong muốn có một chút công sức gì đó đóng góp cho đảo. Các đảo rất nhỏ nên tôi nghĩ mỗi người có cơ hội ra Trường Sa nếu đem ra một nắm đất từ nơi mình gắn bó sẽ giúp đảo rộng và vững chãi hơn. Dù một gói đất không lớn nhưng nếu nhiều người cùng chung sức làm, tôi tin đảo sẽ ngày càng gần với đất liền hơn. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận