27/04/2011 06:14 GMT+7

VN khẳng định chủ quyền về Hoàng Sa, Trường Sa

H.GIANG - V.V.THÀNH
H.GIANG - V.V.THÀNH

TT - “Việt Nam đã có những bước chuyển biến quan trọng trong tư duy, chính sách và các biện pháp bảo vệ chủ quyền biển đảo và giữ ổn định tình hình biển Đông” - ông Đặng Đình Quý (quyền giám đốc Học viện Ngoại giao, chủ nhiệm Chương trình nghiên cứu biển Đông) phát biểu như trên tại Hội thảo quốc gia lần 2 về biển Đông do Học viện Ngoại giao tổ chức ngày 26-4 với chủ đề “Tranh chấp chủ quyền tại biển Đông: lịch sử, địa chính trị và luật pháp quốc tế”.

t63aExKR.jpgPhóng to
Nguyên phó thủ tướng Vũ Khoan (phải) trao đổi với học giả Nguyễn Nhã bên lề hội thảo - Ảnh: V.V.T.

Theo ông Quý, hai năm qua (kể từ Hội thảo quốc gia lần 1 về biển Đông, tháng 3-2009), tình hình biển Đông đã có nhiều diễn biến mới, các nước liên quan trực tiếp tới tranh chấp đều thực hiện nhiều biện pháp như củng cố hải quân; tăng cường sự hiện diện trên thực địa; củng cố cơ sở lịch sử, pháp lý; tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế thông qua các kênh ngoại giao. Ông Quý cho rằng điều quan trọng là các nước ASEAN ngày càng tự tin, có lập trường ngày một rõ ràng về hoạt động của các bên liên quan trên biển Đông, về các vấn đề ở biển Đông.

Tại hội thảo, tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã đã trình bày các chứng cứ lịch sử và khoa học khẳng định chủ quyền của Việt Nam, đồng thời phản bác những lập luận không có cơ sở khoa học của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ông Nhã khẳng định: “Hầu hết các tư liệu Việt Nam đều là tư liệu thuộc nhà nước, đặc biệt là hội điển, loại sách ghi điển chế biến thành luật lệ của triều đình hoặc các châu bản, tức là những văn bản trao đổi giữa vua và các đình thần hoặc tỉnh thần, đều trực tiếp minh chứng chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.

Ông Nhã đề nghị các cơ quan chức năng của Nhà nước sưu tầm hoàn chỉnh các tư liệu gốc liên quan việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời phiên dịch ra các thứ tiếng, nhất là tiếng Anh và tiếng Trung, quảng bá các tư liệu đó cả trong nước và quốc tế một cách rộng rãi với nhiều hình thức khác nhau. “Việc yêu cầu các tổ chức, cá nhân ngoài nước điều chỉnh các thông tin thiếu khách quan về biển Đông cũng là việc làm cần thiết hiện nay”- ông Nhã nói.

H.GIANG - V.V.THÀNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên