Phóng to |
"Thần đèn" Đỗ Quốc Khánh và đội giải cứu đã chọn phương án chấp nhận ngôi nhà bị nghiêng , tập trung chống lún và gia cố cho ngôi nhà số 11 thật chắc để tự bảo vệ bản thân và chấp nhận cả sự "ngả đầu" của ba nhà cùng dãy - Ảnh: Thân Hoàng |
“Mọi người chỉ nhìn thấy ngôi nhà số 11 nghiêng vì nhà này nằm ngoài đường biên. Thực chất tại vị trí này có bốn nhà đang bị nghiêng chụm đầu vào nhau”, ông Khánh nói.
Trước đó ngày 13-4, ông Đỗ Quốc Khánh đã nộp báo cáo kết luận nguyên nhân sự cố nghiêng và cách khắc phục cho tòa nhà số 11, ngõ 20 Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội cho UBND phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.
Theo báo cáo, kết quả tiến hành đo đạc tại hiện trường ngôi nhà số 11, ngõ 20 Huỳnh Thúc Kháng bằng phương pháp thả dọi bằng máy kinh vĩ cho thấy công trình này bị nghiêng cả hai phương.
Cụ thể nghiêng về ngõ 20 Huỳnh Thúc Kháng là 14,2cm; nghiêng về ngõ 91 Nguyễn Chí Thanh là 9cm. Chiều cao đo nghiêng của ngôi nhà này tính từ mép dưới mái chéo đến mặt bậc tam cấp đo được là 16,5m.
Về độ lún tuyệt đối của công trình không thể đo bằng máy vì không có số liệu chiều cao công trình năm 2002 khi xây dựng. Nhưng theo tính toán của “thần đèn” và các kỹ sư khi tiến hành đo đạc và quan sát, độ lún này ước chừng khoảng 15 - 16cm, nghĩa là gấp đôi độ lún cho phép theo quy chuẩn của ngành xây dựng Việt Nam (TCXD 45 - 1978).
Công tác khảo sát nền đất địa chất được đo đạc bằng máy xuyên tĩnh Gouda Hà Lan đến độ sâu 27m kết quả cho thấy từ 0m đến 24,8m là bùn yếu, lớp cát ổn định ở độ sâu từ 25m trở xuống.
Về phương án giải cứu nhà nghiêng, theo ông Khánh, do nhà số 11 và nhà kế bên ngõ 20 Huỳnh Thúc Kháng không có khe hở nên việc cân chỉnh ngôi nhà rất khó khăn. Có hai phương án được đưa ra để sửa chữa ngôi nhà.
Thứ nhất là di dời móng của ngôi nhà bị nghiêng ra phía ngõ 20 một khoảng 14,2cm để cho nhà thẳng. Phương án hai là chấp nhận độ nghiêng của cả bốn nhà, tập trung chống lún và gia cố cho ngôi nhà số 11 thật chắc để tự bảo vệ bản thân và chấp nhận cả sự "ngả đầu" của ba nhà cùng dãy.
Theo ông Khánh, không nên tháo dỡ ngôi nhà để tránh hiệu ứng domino xảy ra với các nhà bên cạnh. Vì khi tháo dỡ để xây dựng mới phải tiến hành đào đất, ép cọc, bơm nước cho móng mới sẽ tạo điều kiện nghiêng lún cho ngôi nhà bên cạnh.
“Phương án tháo dỡ tầng 4, 5 để giảm tải thì thực chất 3 tầng dưới vẫn ở trạng thái nghiêng không hề thay đổi. Việc tháo dỡ tầng 4, 5 sẽ làm cho ngôi nhà kế bên mất đi điểm tựa vì đang áp má với ngôi nhà nghiêng này, nếu không chống đỡ tốt vẫn có nguy cơ bị dịch chuyển. Việc tháo dỡ gây lãng phí và nền móng ngôi nhà vẫn nằm trên bùn nhão, không vững chắc”, ông Khánh nói.
Ông Khánh cho biết: “Nếu chọn phương án thứ nhất thì rủi ro của phương án này là 3 nhà số 12,10, 8 tựa vào nhà số 11 do mất điểm tựa có thể nghiêng theo gây ảnh hưởng các công trình lân cận, phức tạp về vấn đề xê dịch móng ngôi nhà vì liên quan đến đất đai. Vì vậy chúng tôi và chủ nhà đã lựa chọn phương án thứ 2 và được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền đang tiến hành cứu ngôi nhà nghiêng này”.
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
Nhà sập có lỗi của chính quyền“Thần đèn” giải cứu ngôi nhà 5 tầng bị nghiêngNơm nớp với nhà nghiêngNhà 5 tầng đổ sụp trước mắt mọi người
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận