Phóng to |
Do lũ không về, ngay trong mùa lũ năm ngoái nông dân vùng lũ Thoại Sơn (An Giang) phải bơm nước cứu lúa - Ảnh: Đ.Vịnh |
TS Lê Anh Tuấn (Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu Đại học Cần Thơ) cũng cho biết mực nước cao nhất trên sông Mekong năm 2010 tại Châu Đốc là thấp nhất trong vòng 85 năm qua. Còn theo thông tin từ thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, hằng năm sông Mekong đưa về ĐBSCL khoảng 160-165 triệu tấn phù sa nhưng nay chỉ còn 42 triệu tấn (do biến đổi khí hậu và bị ngăn đập), vì vậy sản lượng thủy sản và nông nghiệp cũng giảm rất nhiều. Chỉ riêng ở tỉnh Đồng Tháp năm 2010, mực nước trên sông Tiền và sông Hậu rất thấp khiến chi phí làm đất của nông dân tăng gấp 2-3 lần (ước tính 1 triệu đồng/ha). Người dân cũng phải tốn thêm tiền công làm cỏ và vệ sinh đồng ruộng (khoảng 300.000 đồng/ha) chưa kể chi phí thuốc diệt cỏ.
Ông Trần Thanh Bé - viện trưởng Viện Kinh tế TP Cần Thơ - nhìn nhận: trước tình trạng xấu đi của môi trường, các tỉnh đã mạnh ai nấy chống đỡ mà thiếu kế hoạch phối hợp hành động. Do đó, nhiều chuyên gia cho rằng các tỉnh trong khu vực ĐBSCL khi làm các công trình chống biến đổi khí hậu cần có sự bàn bạc, gắn kết với nhau để phát huy hiệu quả. Song song đó là đồng thời đấu tranh với các quốc gia thượng nguồn bằng cách “nói không” với việc mua điện từ các dự án này, kể cả không nên tham gia xây các đập trên sông Mekong.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận