09/01/2011 08:56 GMT+7

Bài học đổi mới vẫn nguyên giá trị

(Nguồn: Đảng Cộng Sản Việt Nam 10 mốc son lịch sử - NXB Quân Đội Nhân Dân, năm 2001)
(Nguồn: Đảng Cộng Sản Việt Nam 10 mốc son lịch sử - NXB Quân Đội Nhân Dân, năm 2001)

TT - Giữ cương vị bí thư Thành ủy TP.HCM từ năm 1986 - 1996, trùng vào hai nhiệm kỳ Đại hội Đảng lần VI và VII, ông Võ Trần Chí cho rằng: “Đó là hai đại hội bản lề của đổi mới. Con đường phát triển đất nước mà hai đại hội này vạch ra đến nay vẫn còn nguyên giá trị”.

X25Xz9K4.jpgPhóng to

Ông Võ Trần Chí Ảnh: V.Sự

Đại hội đại biểu toàn quốc lần VII: Khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường đi lên CNXH

* Đại hội Đảng lần VII diễn ra từ ngày 24 đến 27-6-1991 tại thủ đô Hà Nội với 1.176 đại biểu, đại diện hơn 2,1 triệu đảng viên trong cả nước.

Đại hội đã thông qua cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên CNXH. Cương lĩnh đã nêu rõ quan điểm về CNXH và nêu ra các đặc trưng cơ bản nhất về CNXH mà nhân dân ta đang xây dựng. Đồng thời khẳng định tiếp tục xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN.

Ông Võ Trần Chí nhấn mạnh: “Theo tôi, hai đại hội này xứng đáng là cột mốc quan trọng nhất trong các kỳ đại hội từ sau giải phóng đến nay. Chuyện đổi mới đã bắt đầu manh nha từ Đại hội IV, Đại hội V. Nhưng đến Đại hội VI mới quyết liệt, mới thành nghị quyết. Sự quyết liệt đó đã giúp giải quyết được vấn đề to lớn là sự ách tắc của lực lượng sản xuất. Nhân lực, của cải tiềm ẩn trong dân được mở đường để phát triển. Không có sự mở đường đó, tất cả sẽ còn ùn ứ”.

* Đại hội VI được xem là đại hội tiên phong về đổi mới, nhưng theo cách nhận định của ông thì Đại hội VII cũng có vai trò quan trọng không kém?

- Đúng vậy! Đại hội VI đã giải quyết sự ách tắc của lực lượng sản xuất. Nhưng giải tỏa ách tắc rồi mà không chỉ đường để sự ách tắc đó thoát đi đúng hướng cũng không ổn. Đại hội VII đã giải quyết được điều này.

Việc định hướng phát triển nền kinh tế theo định hướng XHCN do Đại hội VII vạch ra đã khẳng định sự đúng đắn của đường lối mà Đại hội VI xác định. Đồng thời góp phần hoàn thiện đường lối đổi mới đó bằng thực tiễn, bằng kết quả. Sau 20 năm từ những đại hội bản lề đó, đất nước đã có những bước phát triển mạnh mẽ dù vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại. Nhưng điều tôi mong mỏi nhất, muốn lưu ý nhất là: phát triển như thế nào, đổi mới ra sao cũng phải kế thừa đường lối Đại hội VI và VII đã đề ra.

* Từ bài học đổi mới đó, ông muốn nhắn nhủ gì cho Đại hội XI lần này không, thưa ông?

- Chúng ta hay nhắc tới cụm từ “đổi mới toàn diện, triệt để” nhưng phải định nghĩa cho rõ toàn diện hay triệt để ở đây không phải là thay đổi hoàn toàn cái đang có, mà là thay đổi những cái cũ kỹ, lạc hậu. Và tất cả sự thay đổi đều nằm trong phạm vi “định hướng XHCN”.

Chúng ta đổi mới chứ không phải là “thay mới”, hai chuyện này hoàn toàn khác nhau. Nhưng nếu không đủ bản lĩnh, không nắm rõ đường lối của Đại hội VI và VII thì rất dễ bị nhầm đường. Qua 10 kỳ đại hội, Đảng đã cùng nhân dân chứng minh không ai đánh ta được dù đó là kẻ thù nào, khó khăn nào. Vì thế nguy cơ tiềm ẩn nhất, dễ làm hao tổn nhất là tự mình phá mình, không nắm rõ và thông suốt đường lối của mình. Đó là điều tôi muốn gửi gắm nhất đến Đại hội XI lần này.

(Nguồn: Đảng Cộng Sản Việt Nam 10 mốc son lịch sử - NXB Quân Đội Nhân Dân, năm 2001)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên