Phóng to |
Đại biểu Trần Trọng Hanh: “Khi các sở ngành không giải quyết được nên thẳng thắn nhận khuyết điểm và mạnh dạn tìm giải pháp, đừng tìm cách đổ tại dân, tại cơ chế” - Ảnh: Tiến Thành |
Sao đổ lỗi cho dân?
Trả lời chưa đạt Phần trả lời các thành viên ủy ban chưa đạt và thực sự chưa làm thỏa mãn các đại biểu. Nhiều câu hỏi của đại biểu không được trả lời, hoặc trả lời rất không đúng trọng tâm, cách trả lời chỉ mang tính giải thích. Nếu trả lời, phải nói rõ có làm không, bao giờ thì xong, lý do tại sao chậm trễ và cách tháo gỡ ra sao. Theo tôi, những tồn tại ở hai lĩnh vực này thuộc trách nhiệm của UBND TP. |
Ngay cả tuyến đường được mệnh danh “đắt nhất hành tinh”, tuyến Kim Liên - Ô Chợ Dừa, nhiều đại biểu cho rằng dù đã phải bỏ ra một nguồn tiền khổng lồ để đền bù, giải phóng mặt bằng nhưng mọi đầu tư sau đó chỉ đổi lại một diện mạo đô thị nhếch nhác. Ông Hải thừa nhận thực tế này không chỉ xuất hiện ở một tuyến đường mà rất nhiều tuyến đường trong nội đô như Ngã Tư Vọng, Ngã Tư Sở. Ở đó đều xuất hiện “những ngôi nhà dị dạng”.
Đại biểu Ngô Văn Ny đặt câu hỏi: “Để giải quyết tình trạng nhà siêu mỏng, siêu méo, không hiểu sao Hà Nội vẫn cứ loay hoay, trong khi tại Đà Nẵng xử lý rất xuôi vấn đề này?”. Ông Hải trả lời: “Việc giải quyết còn khó khăn, do giá đền bù theo quy định chưa sát với giá thị trường nên khâu giải phóng mặt bằng luôn là rào cản. Đà Nẵng làm được, chắc chắn Hà Nội cũng làm được. Tôi hứa sẽ tìm cách giải quyết thực trạng nhà siêu mỏng, siêu méo”.
Theo đại biểu Vũ Đức Tân, việc TP đổ lỗi người dân không đồng thuận là không thỏa đáng. “Đã bao giờ TP tự hỏi vì sao người dân không đồng thuận? Tôi nói thật là do chính chúng ta không giữ lời hứa!”.
Đại biểu Trần Trọng Hanh truy tiếp: “Nguyên nhân chính là do các cơ quan tham mưu của TP không làm tròn trách nhiệm, nói đúng hơn không có sở nào tham mưu, vào cuộc để mạnh tay xử lý nhà siêu mỏng, siêu méo. Mấu chốt của vấn đề khi các sở ngành không giải quyết được nên thẳng thắn nhận khuyết điểm và mạnh dạn tìm giải pháp, đừng tìm cách đổ tại dân, tại cơ chế”.
Ông Nguyễn Văn Hải cũng cho biết hiện nay việc xây dựng mới hoặc cải tạo hai bên tuyến đường chính trong đô thị phải lập quy hoạch chi tiết phạm vi lập quy hoạch tối thiểu 50m mỗi bên. Đối với những diện tích còn lại, chủ trương của TP khuyến khích các hộ tự chuyển nhượng, hợp khối. Nếu không thực hiện được, TP sẽ dùng tiền ngân sách thu hồi để làm công trình công cộng.
Trước câu hỏi “ai sẽ chịu trách nhiệm về diện mạo đô thị nhếch nhác, nhà siêu mỏng, siêu méo nở rộ như hiện nay?”, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Phí Thái Bình khẳng định “trách nhiệm thuộc về chính quyền sở tại”. “Tôi xin nói với các vị đại biểu, trong quy hoạch TP còn nhiều vấn đề đau xót lắm. Trước đây, khi thực hiện từng dự án đơn lẻ thì cứ xin ra sao thì cho bấy nhiêu nên nhiều tuyến phố mới có chuyện nhà siêu mỏng, siêu méo ồ ạt mọc lên. Còn vấn đề các đại biểu hỏi có làm được không và làm có khó không, tôi khẳng định TP dứt khoát phải làm, dù khó cũng làm. TP sẽ giải quyết và giải quyết triệt để tình trạng nhà mỏng, nhà méo trong thời gian tới” - ông Bình khẳng định.
Ai chịu trách nhiệm: “rất khó trả lời!”
Thành lập 4 phòng dân tộc Cũng chiều qua, HĐND TP Hà Nội đã thông qua nghị quyết thành lập bốn phòng dân tộc thuộc các huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai và Mỹ Đức. Bốn phòng dân tộc sẽ có nhiệm vụ chăm lo về đời sống, kinh tế - xã hội cũng như vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện còn gặp nhiều khó khăn này. Về nhân sự, 50% chỉ tiêu của các phòng dân tộc sẽ tuyển người dân tộc tại địa phương. |
Không hài lòng, đại biểu Đào Xuân Dương nêu câu hỏi: “Việc giải quyết hồ sơ các dự án đã được yêu cầu đơn giản hóa tối đa về thủ tục hành chính, nhưng các dự án chậm ở đây gần như vướng ngay khâu giải quyết hồ sơ. Đề nghị TP cho biết cấp nào, sở nào làm chưa tốt và cho biết hướng xử lý ra sao”. Ông Sửu trả lời: “Đầu mối tiếp nhận hồ sơ giải quyết theo mô hình liên thông một cửa về đầu tư do Sở KH-ĐT đảm nhận, nhưng việc giải quyết, hướng dẫn để nhà đầu tư được hưởng các chế độ ưu đãi khi tham gia xây dựng bệnh viện do Sở Y tế làm, còn xây trường học do Sở Giáo dục - đào tạo làm”.
“Đối với rất nhiều quỹ đất trong nội thành, tới đây khi di dời nhà máy, các cơ sở sản xuất, TP sẽ dành bao nhiêu diện tích xây dựng công trình hay chỉ quan tâm xây trung tâm thương mại, nhà ở để sinh lời?” - đại biểu Nguyễn Hoài Nam đặt câu hỏi. Ông Sửu trả lời: “Tất cả những vị trí đã di dời nhà máy và cả những vị trí chưa di dời, sau khi dịch chuyển các nhà máy ra ngoại thành đều phải bố trí quỹ đất cho các công trình phúc lợi, có thể làm bệnh viện, cũng có thể làm công trình công cộng khác”.
Tiếp tục bị các đại biểu truy vấn về vấn đề trách nhiệm trước thực tế nhiều dự án xã hội hóa ở hai lĩnh vực y tế và giáo dục chậm triển khai, ông Sửu nói chung chung: “Về cơ bản các dự án đều triển khai tốt, chỉ có một số dự án bị chậm, còn các đại biểu hỏi trách nhiệm thuộc cơ quan nào, ai chịu trách nhiệm, quả thật với câu hỏi trách nhiệm rất khó cho người trả lời”.
Hà Nội - Sáng 9-12, các đại biểu HĐND TP Hà Nội đã tập trung mổ xẻ hai nhóm vấn đề bức xúc gồm quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng hai bên tuyến phố trước thực trạng nở rộ nhà siêu mỏng, siêu méo và chậm thực hiện các dự án xã hội hóa bệnh viện, trường học. Giải trình về tình trạng nở rộ nhà siêu mỏng, siêu méo, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Phí Thái Bình thẳng thắn thừa nhận chuyện “quy hoạch của Hà Nội còn nhiều vấn đề đau xót”. Bức xúc trước thực trạng TP đầu tư rất nhiều tiền của nhưng nhiều tuyến đường xây mới của thủ đô vẫn nhếch nhác, đại biểu Ngô Văn Ny nêu vấn đề: “Để giải quyết tình trạng nhà siêu mỏng, siêu méo, không hiểu sao Hà Nội vẫn cứ loay hoay, trong khi tại Đà Nẵng xử lý rất xuôi vấn đề này”. Trả lời chất vấn, ông Nguyễn Văn Hải, giám đốc Sở Quy hoạch - kiến trúc Hà Nội, cho rằng việc giải quyết còn khó khăn, do giá đền bù theo quy định chưa sát với giá thị trường nên khâu giải phóng mặt bằng luôn là rào cản. “Đà Nẵng làm được, chắc chắn Hà Nội cũng làm được. Tôi hứa sẽ tìm cách giải quyết thực trạng nhà siêu mỏng, siêu méo” - ông Hải nói. Tuy nhiên, ĐB Trần Trọng Hanh vẫn bức xúc: “Nguyên nhân chính là do các cơ quan tham mưu của TP không làm tròn trách nhiệm, nói đúng hơn không có sở nào tham mưu, vào cuộc để mạnh tay xử lý nhà siêu mỏng, siêu méo. Mấu chốt của vấn đề là khi các sở ngành không giải quyết được nên thẳng thắn nhận khuyết điểm và mạnh dạn tìm giải pháp, đừng tìm cách đổ tại dân, tại cơ chế”. Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Phí Thái Bình khẳng định: “TP dứt khoát phải làm, dù khó cũng làm và sẽ giải quyết triệt để tình trạng nhà mỏng, nhà méo trong thời gian tới”. Xung quanh nội dung các dự án xã hội hóa bệnh viện, trường học trên địa bàn TP triển khai rất chậm, giám đốc Sở Kế hoạch - đầu tư Hà Nội Nguyễn Văn Sửu thừa nhận có thực tế các dự án xã hội hóa bệnh viện và trường học triển khai rất chậm nhưng chỉ chiếm khoảng vài dự án. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận